Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Giá Căn hộ chung cư tại TPHCM tiếp tục tăng bất chấp tình hình kinh tế chưa ổn định


Do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu lành mạnh từ thị trường, phần lớn các dự án đều ghi nhận mức giá tăng nhẹ từ 1-3% so với quý trước.
Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo thị trường BĐS Quý 2/2020, theo đó nguồn cung căn hộ được chào bán trong quý cao gần gấp đôi so với Q1/2020 với 3,820 căn. Tuy nhiên, lượng cung này chỉ bằng một phần ba so với mức trung bình hàng quý trong giai đoạn bùng nổ 2017-18, vì những lo ngại về pháp lý tiếp tục là chủ đề nóng của thành phố.
JLL ghi nhận những điểm sáng trong quý với một số dự án tại Quận 9 và Quận 2 đã có được giấy phép, và các sự kiện bán hàng đã sôi động trở lại khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Lượng căn hộ bán được trong Q2 đạt 3,855 căn, gần tương đương cùng kỳ năm trước nhưng cao gấp đôi so với Q1/2020. Phần lớn các giao dịch đã thực hiện từ trước đại dịch và được tiến hành kí hợp đồng mua bán trong quý này. Nhu cầu chủ yếu là mua để ở, trong đó phân khúc Bình dân và Trung cấp dẫn đầu với 83% trên tổng số giao dịch.
Đối với thị trường đầu tư, các nhà đầu tư vẫn rất thận trọng và do dự trong việc xuống tiền trong bối cảnh xuất hiện những bất ổn về tài chính, vì nguy cơ sa thải và cắt giảm lương vẫn còn tiếp diễn.


Dưới tác động của Covid-19, nhiều chủ đầu tư đã có những ưu đãi như gia hạn lịch thanh toán cho khách. Tuy nhiên, do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu lành mạnh từ thị trường, phần lớn các dự án đều ghi nhận mức giá tăng nhẹ từ 1-3% so với quý trước.
"Bên cạnh đó, sự ra mắt của phân khu Galleria trong giai đoạn 1 của dự án hạng sang Metropoles Thủ Thiêm tại Quận 2, và việc tăng giá tại những dự án đang được bàn giao như One Verandah, Giai Việt Central Premium đã cùng nhau nâng giá trung bình toàn thị trường đạt 2.582 USD mỗi m2 trong 2Q20, tăng 27,5% theo năm và 5,3% theo quý", báo cáo của JLL.
JLL dự báo sẽ có khoảng 15.000-20.000 căn hộ được chào bán trong sáu tháng cuối năm, nâng tổng nguồn cung cả năm 2020 lên 20.000-25.000 căn. Ngay cả khi thị trường đạt được lượng cung tối đa như dự báo, con số này vẫn thấp hơn so với tổng nguồn cung trung bình trong giai đoạn 2017-19 khi có ít nhất 30.000 căn mở bán mỗi năm, vì các vấn đề pháp lý và sự không chắc chắn về kinh tế vẫn đang tiếp diễn.
Theo Thanh Ngà | Nhịp sống kinh tế


Thông tin liên hệ tư vấn miễn phí:
Đơn vị phân phối sản phẩm: Công ty TNHH Đầu Tư Địa ốc Phúc Gia Hưng
Hotline: 0979 86 83 85 (Tư vấn 24/7)
Email: Phucgiahungreal@gmail.com
Website: www.phucgiahung.vn

Century City: Đô thị đa tiện ích liền kề sân bay Long Thành


Sáng 20/6, hơn 1.000 nhân viên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh đã tham dự lễ ra quân khu đô thị Century City tại White Palace (quận Thủ Đức).

Tâm điểm bất động sản Long Thành


Từ đầu tháng 5, giới đầu tư đã nhanh chóng quay trở lại thị trường bất động sản. Long Thành (Đồng Nai) với hệ thống giao thông đang được đầu tư mạnh mẽ gồm cao tốc, đường sắt, metro, quốc lộ, bến cảng và sân bay quốc tế... trở thành điểm sáng thu hút các nhà đầu tư.
Các "ông lớn " doanh nghiệp bất động sản cũng tranh thủ cơ hội chuẩn bị tung ra những dự án quy mô lớn. Trong đó, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh đã dành nhiều tâm huyết để phát triển khu đô thị Century City đón đầu sự phát triển của "thành phố sân bay". Ngay khi chủ đầu tư vừa khởi công dự án cách nay vài tháng, nhiều khách hàng đã nhanh chóng tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Century City có quy mô 49,8 ha do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi làm chủ đầu tư tọa lạc ngay mặt tiền đường ĐT 769 và đường Cầu Mên, cách sân bay quốc tế Long Thành chỉ 2 km. Dự án kết nối trực tiếp với 4 tuyến giao thông chiến lược gồm cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầy Giây, quốc lộ 51, ĐT 769 mới và đường Vành đai 4… Chỉ trong 20-30 phút, từ Century City sẽ tiếp cận bốn thành phố phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TPHCM, Biên Hòa, Long Khánh và Vũng Tàu. Chính vì vậy, khu vực Century City tọa lạc đã được quy hoạch trở thành trung tâm "thành phố sân bay", là trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics phục vụ sân bay quốc tế Long Thành.
Century City được chia thành 3 phân khu chức năng gồm Century Center, Century Park và Century Garden với các sản phẩm đa dạng từ shophouse, nhà phố, nhà liên kế vườn cho đến biệt thự compound sang trọng. Nội khu dự án tích hợp hệ thống tiện ích đẳng cấp như trung tâm thương mại – hội nghị Century Palace 1,2 ha, trường học từ mầm non đến THCS, công viên trung tâm hơn 2 ha tái hiện 6 kỳ quan kiến trúc thế giới, quảng trường 12 cung hoàng đạo, chuỗi nhà hàng – cà phê sân vườn, 3 công viên tiểu khu, hồ bơi… Với hệ thống tiện ích này, Century City được kỳ vọng sẽ mang lại không gian sống hiện đại, tiện nghi cho hàng chục ngàn chuyên gia làm việc trong các KCN trên địa bàn Long Thành.

Cơ hội đón đầu "thành phố sân bay"


Tham dự lễ công bố Century City, anh Khiêm, nhân viên kinh doanh Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh, hào hứng: "Dự án có vị trí tốt rất đắc địa, tích hợp nhiều tiện ích nên có cơ hội lớn để ‘công phá’ thị trường Đồng Nai ngay sau buổi lễ hôm nay".

Dịp này, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh cũng tiến hành ký kết hợp tác với các đối tác lớn để phát triển và phân phối gồm Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) – tài trợ 70% vốn vay cho khách hàng; Công ty cổ phần Xây dựng An Phước Bình Dương; Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đất Sài Gòn và Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ Bất động sản Đức Tín.
Với sự hợp tác này, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh cam kết triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết. Theo đó, quý 4-2020 dự án sẽ hoàn thiện công viên cảnh quan 2 ha; sau khi nghiệm thu hạ tầng sẽ chính thức bàn giao nền cho khách hàng. Quý 1-2021, sau khi khách hàng thanh toán đợt cuối theo tiến độ hợp đồng sẽ được ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiến hành giao nhà cho các khách hàng.

Đặc biệt, dù nắm giữ nhiều lợi thế về vị trí, quy mô đầu tư, pháp lý nhưng giá bán của Century City rất hấp dẫn chỉ từ 18 triệu đồng/m2 (đã có VAT). So với giá đất trung bình trong khu vực lân cận hiện ở mức từ 20 - 35 triệu đồng/m2. Một vài dự án kế cận Century City đang được chào bán đến 24-30 triệu đồng/m2 (tùy vị trí).
Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh còn công bố những chương trình ưu đãi với tổng giá trị lên đến 20 tỷ đồng. Cụ thể, khách hàng sẽ có cơ hội trúng 1 chiếc Mercedes C300 AMG, 2 chiếc Toyota Camry, 2 chiếc Huyndai Tucson, 20 chiếc Honda SH 150 ABS, 20 Honda Air Blade, 30 chiếc IPad Pro 11 và 2.000 phần quà giá trị cao.
Theo các chuyên gia, năm 2021 sân bay quốc tế Long Thành được khởi công xây dựng sẽ nhanh chóng giúp Long Thành tăng tốc phát triển. Bởi với công suất 100 triệu lượt hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay Long Thành sẽ trở thành cảng trung chuyển hàng không hàng đầu châu Á. Từ đây sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư, giao thương đưa khu vực Long Thành trở thành "thành phố sân bay" hiện đại, sầm uất.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế | Link Gốc

Đột phá từ thành phố phía đông, nhiều nhà đầu tư đi trước đã được hưởng quả ngọt!

Việc thành lập thành phố phía Đông của TP.HCM đang trở thành động lực mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cho thị trường BĐS nơi đây. Trong đó, nhiều nhà đầu tư đi trước, đón cơ hội đã bắt đầu có được quả ngọt.

Để hiểu rõ hơn về cơ sở thành lập thành phố phía Đông cùng những tác động đột phá cho thị trường bất động sản khu vực này cũng như cơ hội cho nhà đầu tư, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM.

Thưa ông, việc thành lập Thành phố phía Đông từ từ sáp nhập địa giới hành chính 3 quận của TP là Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức có phù hợp với quy hoạch không?

Trước năm 1975, hầu hết không gian của Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức bây giờ được gọi chung là huyện Thủ Đức, thuộc tỉnh Gia Định. Sau năm 1975, huyện Thủ Đức là huyện trực thuộc TPHCM. Sau năm 1997, TPHCM thành lập ra 7 quận mới gọi là quận nội thành phát triển, theo đó quận Thủ Đức lại được chia tách thành 3 quận là Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức như hiện nay.

Đứng về mặt không gian đô thị, việc Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức sau khi chia tách nay được sáp nhật lại trở thành thành phố phía Đông là phù hợp. Bên cạnh đó, nếu xét ở điều kiện địa lý tự nhiên thì 3 quận này nằm bao gọn trong sông Sài Gòn nên trở thành một đơn vị hành chính cũng là thuận theo tự nhiên.

Hiện dư luận đang lấn cấn nhiều đến khái niệm "thành phố trong thành phố" khi thành phố phía Đông được thành lập, ông có quan điểm gì về vấn đề này?

Nếu chúng ta coi TPHCM là một tỉnh thì việc thành phố trực thuộc tỉnh là bình thường. Chúng ta có thể thấy, thành phố Vinh trực thuộc tỉnh Nghệ An, Thành phố Biên Hòa trực thuộc tỉnh Đồng Nai, TP Mỹ Tho trực thuộc tỉnh Tiền Giang…

Đối với TPHCM, thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM cũng giống một thành phố trực thuộc tỉnh. Để giải quyết nhận thức về chuyện này, năm nay Quốc Hội sẽ sửa đổi Luật tổ chức chính quyền địa phương và sẽ xem xét đề án này.

Theo ông, sau khi trở thành thành phố thì quy mô phát triển của khu vực phía Đông sẽ như thế nào?

Sau khi thành lập TP phía đông sẽ có diện tích tự nhiên 211,5 km2, quy mô dân số hơn 1,1 triệu người, tương đương với Đà Nẵng. Vì vậy, thành phố phía Đông hoàn toàn có đủ cơ sở trở thành đô thị loại I như TP Biên Hòa.

Tuy nhiên, chúng ta đừng nhìn bó hẹp thành phố khu Đông chỉ ở 3 quận Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức như bây giờ. Nếu lấy quận 9 làm trung tâm quay bán kính 50km chúng ta sẽ thấy cần phải mở rộng TP phía đông của TP.HCM một phần sang huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai để có dư địa phát triển.

Không những thế, sân bay Long Thành cũng nên sáp nhập vào TP phía đông này bởi một sân bay tầm quốc tế không thể để một tỉnh quản lý. TP nên xin cơ chế sáp nhập một phần huyện Long Thành và toàn huyện Nhơn Trạch vào "Thành phố phía Đông".

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thành phố phía Đông được thành lập sẽ tạo động lực tăng trưởng mới cho TPHCM, ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

Về mặt kinh tế, TPHCM phát triển đầu tàu cả nước, tốc độ phát triển TPHCM hiện đang tạm dừng so với trước đây, tăng trưởng GDP ở ngưỡng bão hoà. Về mặt vật lý, để tăng trưởng TPHCM cần được tác động bởi lực gia tốc mới.

TPHCM xác định 3 lực đẩy tăng trưởng trong giai đoạn tới. Thứ nhất là việc chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ đô thị. Đây là lực gia tốc lớn bởi giá trị gia tăng từ 26.000ha đất công nghiệp tạo ra gấp 900 lần so với sản xuất nông nghiệp. Lực gia tốc thứ 2 là chuyển đổi 5 huyện nội thành thành quận trong vòng 10 năm tới. Lực gia tốc thứ 3 chính là việc hình thành thành phố phía Đông, đây được kỳ vọng tạo lực gia tốc mạnh nhất.

Nghị quyết đại hội đảng bộ TPHCM trong 10 năm qua đã đưa ra định hướng phát triển đô thị TPHCM thành thành phố thông minh và để làm được điều này thì cần đột phá, đó là xây dựng đô thị phía Đông.

Sau khi thành lập TP phía đông sẽ có diện tích tự nhiên 211,5 km2, quy mô dân số hơn 1,1 triệu người, tương đương với Đà Nẵng.

Việc thành lập thành phố phía Đông đang có tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS nơi đây, theo ông tác động này sẽ diễn biến tiếp theo thế nào?

Trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, Việt Nam nằm trong bộ tứ kim cương, trong bộ 7 nước được mời gọi để xem lại vấn đề tái cấu trúc toàn cầu. Hiện nay thu hút dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, phân khúc đầu tiên hưởng lợi là BĐS công nghiệp, khu công nghệ cao. Thành phố phía Đông sẽ được xây dựng theo mô hình khu đô thị sáng tạo, vì vậy, phân khúc BĐS nhà ở, căn hộ, văn phòng cao cấp đang có rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Với chiến lược xây dựng khu đô thị sáng tạo, trước mắt thành phố phía Đông sẽ thu hút một lượng lớn cư dân là những nhà khoa học, các chuyên gia cố vấn nước ngoài có mức thu nhập rất cao. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp này, chắc chắn BĐS cao cấp, trong đó bao gồm nhà ở, căn hộ, trung tâm thương mại và văn phòng làm việc sẽ phải được ưu tiên.

Tuy nhiên, bên cạnh phát triển BĐS cao cấp là bất động sản bình dân bởi thành phố phía Đông sẽ còn phải giải quyết nhu cầu nhà ở cho 1 triệu người dân bản địa.

Theo ông, những đại đô thị đang được xây dựng tại khu Đông sẽ đóng góp như thế nào cho sự phát triển của khu vực này trong tương lai?

Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt khu dân cư và cao ốc, khu đô thị tầm cỡ như Vinhomes Grand Park, Verosa Park, Sala… biến nơi đây thành điểm đến thu hút nhà đầu tư.

Những đại đô thị này về tương lại sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố khu Đông.  Cụ thể như Vinhomes Grand Park, đây là đô thị mới, là thành phần trong thành phố phía Đông. Đại đô thị này đi trước, tạo điểm nhấn và là cực cực thu hút đầu tư cư dân về ở. Đại đô thị này sẽ giúp tái bố trí lại cư dân của TPHCM, kể cả là của Đồng Nai bởi thành phố phía Đông không chỉ thu hút dân cư TPHCM mà còn là người nhập cư từ nhiều tỉnh, nhất là những khu vực kết nối từ Metro, thủ dầu 1, Bình Dương.

Trước tiềm năng của khu Đông hiện nhiều nhà đầu tư đang tìm về khu vực này, ông có lời khuyên gì cho nhà đầu tư thưa ông?

Tại khu Đông, có những doanh nghiệp đã chuẩn bị từ hàng chục năm trước và bây giờ họ đã gặt hái được những thành quả ngọt ngào từ khu vực đó, có thể kể đến như Vingroup. Hiện nay, khi khu Đông đã được quy hoạch và giá đất đã có sự tăng trưởng những doanh nghiệp đến đây cần có sự vững mạnh về tài chính và uy tín nhất định.

Đối với người mua nhà, nhà đầu tư nhỏ lẻ chúng ta có thể thấy vẫn còn cơ hội rất lớn. Theo quy luật bất cứ nhà đầu tư nào đến với các dự án BĐS từ ban đầu đều được hưởng lợi do sự gia tăng giá, do giá tăng theo thời gian nhờ có tăng theo hạ tầng và dịch vụ kèm theo.

Tại khu Đông, ngoài hạ tầng phát triển còn có lợi thế lớn ở quỹ đất dồi dào, là cơ hội để phát triển các mô hình bất động sản theo xu thế tương lai. Các khu đô thị sinh thái thông minh tích hợp đầy đủ chức năng và tiện ích sẽ là thỏi nam châm hút nhà đầu tư khi khách hàng ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Theo Thanh Ngà - Nhịp sống kinh tến | Link Gốc


Đồng nai sắp có thêm 4 dự án nhà ở xã hội

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có ý kiến về việc xem xét hồ sơ công nhận chủ đầu tư, xin chủ trương đầu tư và kêu gọi nhà đầu tư đối với 4 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Đối với hồ sơ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại phường Long Bình, TP.Biên Hoà do Công ty CP Xây dựng số 2 đề nghị, UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận về chủ trương chuyển đổi mục tiêu sang nhà ở xã hội tại khu đất khoảng 9.467m2.
Với hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội tại phường Tân Hoà, TP.Biên Hoà của Công ty CP Đồng Nai, UBND tỉnh đồng ý về nguyên tắc chuyển đổi mục tiêu từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội (chung cư cao tầng) quy mô khu đất khoảng 2,8ha.
UBND tỉnh giao các sở ngành liên quan rà soát lại hồ sơ, quy định của pháp luật, thống nhất ý kiến về hai dự án nhà ở xã hội này, báo cáo tham mưu đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định trong tháng 4/2020.
Ngoài ra, Đồng Nai còn có 2 dự án nhà ở xã hội, đó là dự án 1,41ha tại phường Long Bình Tân, TP.Biên Hoà và quỹ đất nhà ở xã hội 5ha trong dự án Khu dân cư Lộc An, huyện Long Thành.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh giao Sở Xây dựng chủ trì, rà soát các tiêu chí kêu gọi nhà đầu tư đối với 2 dự án nhà ở xã hội nói trên, khẩn trương tham mưu để UBND tỉnh kêu gọi đầu tư.

Đồng nai sắp có thêm 4 dự án nhà ở xã hội

Đối với tất cả quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu sau khi hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bàn giao cho địa phương quản lý, kêu gọi nhà đầu tư nhà ở xã hội theo quy định.
Từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 7 dự án nhà ở xã hội. Trong đó, 4 dự án đang triển khai giai đoạn tiếp theo và 3 dự án đã đưa vào sử dụng, cung ứng hơn 2.700 căn hộ cho người thu nhập thấp. 
Dự kiến trong năm 2020, tỉnh sẽ khởi công xây dựng 5 dự án nhà ở xã hội tại TP.Biên Hoà, TP.Long Khánh, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch. Trong đó, có 3 dự án đã có nhà đầu tư và 2 dự án đang trong quá trình đấu thầu lựa chọn.
Theo Phương Anh Linh - Vietnamnet.vn


6 "Chiêu lừa" trong mua bán đất nền nhà đầu tư cần lưu ý để tránh tiền mất tật mang


Đất nền luôn là sản phẩm BĐS được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng giao dịch trên thị trường BĐS, ngay cả thời điểm dịch bệnh nhiều khu vực đất nền vẫn được nhà đầu tư "săn lùng".

6 chiêu lừa trong mua bán đất nền cần lưu ý
Cảnh báo chiêu lừa trong mua bán đất nền

Chính vì tâm lý ăn chắc mặc bền của người dân Việt Nam nên đất nền có lẽ là bất động sản được ưa chuộng đầu tư nhất hiện nay, nhất là trong bối cảnh thị trường trầm lắng bởi tác động của dịch bệnh.
Giá trị đất đai luôn tăng theo thời gian, đặc biệt là những khoản lợi nhuận đột biến mà đất nền đem lại cho nhà đầu tư những năm gần đây nhờ vào sự phát triển mạnh của đô thị hoá, đặc biệt có những nơi giá đất tăng gấp 2 gấp 3 lần chỉ trong vòng vài năm gần đây do tác động bởi quy hoạch đô thị, đầu tư hạ tầng giao thông ở các địa phương.
Trong quý 1 vừa qua, thị trường BĐS trầm lắng giao dịch hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước, nhưng ở một số nơi đất nền dự án vẫn được ưa chuộng của giới đầu tư. Theo Hội môi giới BĐS, có khoảng trên 8.300 sản phẩm đất nền các dự án được mở bán trong quý vừa qua.
Vì sự hấp dẫn của đất nền, đặc biệt ở những nơi có hiện tượng sốt nóng thì tình trạng lừa đảo, vẽ dự án ma, câu khách diễn ra thường xuyên của những nhóm đối tượng xấu, nhằm trục lợi của những người nhẹ dạ cả tin vào những lời "đường mật" của nhóm đối tượng này. Vì thế, khi giao dịch mua bán đất nền nhà đầu tư cần rất thận trọng, tìm hiểu kỹ thông tin và phải đặc biệt lưu ý đến những hiện tượng có dấu hiệu lừa bán đất nền dưới đây, để tránh tiền mất tật mang. Thời nay có rất nhiều những chiêu trò tinh vi khiến ít khách hàng đầu tư bất động sản bị mất trắng hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng.
Một mảnh đất hay ngôi nhà, các đối tượng xấu có thể sẵn sàng lừa đảo để viết giấy bán cho nhiều người. Dưới đây là 6 chiêu trò nhà đầu tư cần lưu ý:

 1.Chiếm dụng tiền đặt cọc 


Trên thị trường gần đây chúng ta đã không ít gặp những vụ việc vẽ dự án ma trên giấy nhằm lôi kéo hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người bỏ tiền vào dự án không có thật của kẻ xấu. Điển hình như vụ việc Địa ốc Alibaba, Công ty Hoàng Kim Land nhằm chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng.
Họ thường cho môi giới gọi điện thoại mời khách đến địa điểm xem nền đất, nhưng thực tế là đất quy hoạch dành cho công trình công cộng, chưa được phê duyệt cho dự án nào. Các dự án được vẽ phân lô, cảnh quan trên giấy khá bắt mắt, có vị trí đắc địa nhưng lại được giới thiệu với giá thấp hơn hẳn giá trị trường khiến nhiều người bị mắc bẫy.
Các đối tượng này thường cho cò đất tổ chức các sự kiện xem đất tại thực địa, rồi  "bày binh bố trận" cảnh người người chen nhau mua bán, ký hợp đồng và thanh toán tiền ngay trước mặt người đi xem đất nhằm tạo độ "hot" cho dự án.

 2 Giả mạo ngân hàng thanh lý nhà đất 


Để đưa những người có sự cả tin, ham đất giá rẻ nhiều đối tượng cò đất nghiệp dư còn tung chiêu trò quảng cáo bán đất do ngân hàng thanh lý giá rẻ hơn hẳn thị trường, mạo danh cán bộ ngân hàng này ngân hàng nọ để lấy niềm tin của khách.
Nhà đầu tư cần thực sự cẩn trọng với những thông tin bán đất với giá thấp bất ngờ so với thị trường, hoặc những lời có cánh của đối tượng xấu.
Thực tế, đã có những trường hợp khách hàng "tiền mất tật mang" khi mua phải đất nền đã bị các đơn vị môi giới tự ý nâng giá bán, thay đổi tên dự án, sau đó thu tiền và chiếm đoạt tài sản.

 3. Mạo danh chủ đầu tư uy tín lừa bán đất 


Đây là chiêu trò không hiếm trên thị trường, đã có hàng loạt chủ đầu tư lớn, có uy tín phải lên tiếng về tình trạng bị mạo danh thương hiệu, tố cáo nhiều cá nhân, tổ chức lập website mạo danh công ty để thực hiện hành vi lừa đảo khách hàng.
Họ sử dụng trái phép hình ảnh, tài liệu sai lệch về dự án và ghi số điện thoại giả mạo. Thậm chí còn đăng thông tin thay mặt chủ dự án nhận tiện cọc, tiền giữ chỗ và đưa ra giá bán thấp hơn nhiều mà giá chủ đầu tư dự kiến bán để giăng bẫy những người cả tin.
Chẳng hạn như vụ việc gần đâu của Công ty cổ phần địa ốc Him Lam đã lên tiếng cảnh báo khách hàng tránh bị lừa khi nhiều công ty địa ốc lấy tên công ty đặt tên cho các dự án phân lô bán nền "ma" tại Long An.

 4 Một lô đất nhưng bán cho nhiều người 


Hình thức này thường được các đối tượng lừa đảo sử dụng ở những mảnh đất, ngôi nhà đang đợi làm thủ tục chuyển đổi, ra sổ, đợi đền bù… Vì chưa có giấy tờ, không thể mua bán qua công chứng, nên hầu hết các giao dịch được thực hiện bằng giấy tờ viết tay. Với một mảnh đất, các đối tượng lừa đảo sẵn sàng viết giấy bán cho bất kì người nào muốn mua vì ham rẻ hoặc nhẹ dạ, cả tin.
Kết quả là khi bị phát hiện, kẻ lừa đảo ôm tiền lặn mất tăm, còn những người mua ở lại tiếp tục kiện tụng, tranh chấp không ngừng. Không chỉ với bất động sản chưa có giấy tờ, một số trường hợp nhà đất có giấy tờ chủ quyền cũng xảy ra tình trạng lừa đảo này.

 5. Lừa đảo bán nhà đất qua vi bằng 


Tại nhiều địa phương, một số đối tượng cò mồi, lừa đảo đã rao bán những miếng đất phân lô, xen kẹt, những căn nhà không đủ điều kiện pháp lý (thường là những căn nhà "ba chung": Chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà) để giao dịch với lời quảng cáo hấp dẫn "giao dịch có vi bằng do Thừa phát lại lập".
Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực, coi đó là bằng chứng pháp lý chắc chắn cho việc giao dịch để rồi vớ quả đắng.
Đơn cử, chị Ngô Thị T. mua một căn nhà 4 tầng diện tích 30,5m2 tại quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Do diện tích nhỏ hơn quy định được tách sổ nên căn nhà của chị phải đứng chung sổ đỏ với 4 căn nhà khác trên cùng 1 thửa đất. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc không thể làm hợp đồng công chứng và sang tên đổi chủ được nên chị T. cùng chủ khu đất chỉ ra Văn phòng thừa phát lại trao tiền, lập vi bằng về việc giao dịch.

Yên tâm vì đã có bản vi bằng của thừa phát lại, nhưng cuối tháng 2/2019, gia đình chị bất ngờ nhận được thông báo là toàn bộ khu nhà bị ngân hàng siết nợ vì chủ đất đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ.
"Sau này tôi mới biết vi bằng của Thừa phát lại chỉ ghi nhận việc giao dịch giữa gia đình tôi và chủ nhà, nó không có giá trị như hợp đồng công chứng. Khi biết thì cũng đã quá muộn", chị T. chia sẻ.

 6. Giả khách mua đánh tráo sổ đỏ 


Năm 2018, vì cần tiền nên ông Kiệt quyết định bán căn nhà đang ở. Sau khi ông đăng thông tin bán nhà trên các trang mua bán bất động sản, có một số người đến hỏi mua rồi xin bản sao sổ đỏ với lý do để đem về nghiên cứu. Cũng có người đến xem nhà và xin xem qua bản chính sổ đỏ nhưng rồi không thấy quay lại.
Đến tháng 10/2018, Công an phường 17, quận Bình Thạnh đến thông báo nhà của ông đã bị người khác làm thủ tục đăng bộ và hiện công an đang giải quyết. Lúc này ông mới tá hỏa nhận ra sổ đỏ ông đang giữ lâu nay là giả, còn sổ đỏ thật đã bị kẻ gian đánh tráo.
Thủ đoạn lừa đảo này thường nhằm vào người có nhu cầu bán nhà đất. Cách thức lừa đảo được tiến hành như sau: Nhóm đối tượng sẽ nhắm đến các nhà đất có giá trị cao. Sau khi liên hệ và tiếp cận trong vai trò là người đi xem mua nhà, chúng sẽ mượn bản sao sổ đỏ và chụp hình lại để xác minh thông tin, một lý do vô cùng hợp lý mà bạn không thể nào từ chối.
Bước kế tiếp, nhóm đối tượng này sẽ sử dụng các thông tin, hình chụp các giấy tờ nhà đất đó làm giả một bộ hồ sơ nếu chỉ nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt được. Tiếp theo nhóm đối tượng này sẽ đóng giả khách mua mới, tiếp cận chủ nhà lần hai để tìm cách đánh tráo hồ sơ nhà đất thật, giả và "cao chạy xa bay".
Bình An (tổng hợp)
Theo Nhịp sống kinh tế

Thị trường tiếp tục các giao dịch, vẫn có kênh "hái ra tiền"

Phucgiahung.vn - Quý I/2020, thị trường bất động sản được ghi nhận nhiều khó khăn song những kịch bản dự báo quý II vẫn cho thấy dù khó khăn vẫn có nhiều cơ hội giúp nhà đầu tư “hái ra tiền”.

Thị trường có thể giảm giá


 Theo báo cáo cập nhật của JLL giá chào bán trung bình của toàn thị trường sơ cấp (từ chủ đầu tư) trong 3 tháng đầu năm có xu hướng giảm mạnh, đạt 2.452 USD/m2, giảm 15% so với quý IV/2019.

Theo JLL, cho đến thời điểm hiện tại các nhà đầu tư vẫn cố gắng giữ mức giá mà họ lập ra từ trước khi dịch bùng phát. Tuy nhiên, nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, các chính sách giảm mạnh giá bán có thể sẽ được xem xét.

Tất nhiên, không thể xem thường tác động tiêu cực một khi thị trường bất động sản xì hơi. Lý do là khi giá trị tài sản giảm sút, người dân sẽ thắt chặt chi tiêu hơn và ngược lại sẽ tác động tiêu cực đến kế hoạch mở bán của các dự án trong tương lai. Để hạn chế phần nào vòng xoáy suy thoái này, Bộ Tài chính mới đây đã bổ sung hoạt động kinh doanh bất động sản vào danh sách các đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất do ảnh hưởng của đại dịch Covi-19.
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), các doanh nghiệp bất động sản đã phải chịu nhiều khoản chi phí cố định, ngoài ra còn phải gánh thêm chi phí phát sinh trong mùa dịch như hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian...

Không chỉ vậy, tính thanh khoản thấp đã làm tăng nguy cơ doanh nghiệp bị thiếu dòng tiền dẫn đến nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động. VNREA cho rằng, nếu việc giãn thuế được xem xét và hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp bất động sản sẽ tránh được diễn biến tiêu cực, tạo tiền đề cho thị trường này phục hồi và tăng trưởng trở lại khi đại dịch chấm dứt.

Song trong bối cảnh này, các đơn vị nghiên cứu cũng nhận định không thể phủ nhận làn sóng bán tháo, xử lý tài sản, nếu xảy ra, cũng phần nào giúp thanh lọc thị trường, đồng thời mang đến cơ hội mua được tài sản tốt cho các nhà đầu tư mới có năng lực tài chính tốt hơn. Hiện khá nhiều tập đoàn nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật vẫn dành sự quan tâm nghiêm túc đến tiềm năng của bất động sản Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, dòng vốn ngoại vào bất động sản không chỉ xuất phát từ người Việt mà còn của người nước ngoài. Khủng hoảng ở các nước khu vực châu Âu, Trung Quốc, Mỹ sẽ nặng nề và chậm hồi phục hơn Việt Nam. Nhà đầu tư các nước này sẽ hướng ánh nhìn vào những thị trường hấp dẫn hơn.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Ông Đính cho rằng: “Hiện thủ tục mua nhà cho người nước ngoài tại Việt Nam khá cởi mở. Rất nhiều dự án cao cấp mở bán chỉ sau 1 ngày đã chật kín người nước ngoài đặt chỗ. Việt Nam sẽ là nơi có tiềm năng sinh lợi tốt nhất trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Ai xuống tiền sớm sẽ có lợi thế lớn”.

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D, DKRA Vietnam cho rằng, tình hình thị trường hiện tại có thể ví như một người đang nghỉ chân, tranh thủ “xốc” lại hành lý. Đây cũng là thời điểm tốt để Nhà nước có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản; rà soát lại các cơ chế để thay thế/sửa đổi những điểm không phù hợp, đồng thời đưa ra các biện pháp mạnh để nâng cao tính minh bạch, nghiêm minh của thị trường.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng phải điều chỉnh kế hoạch theo từng giai đoạn ngắn hạn. Một số doanh nghiệp đã điều chỉnh mục tiêu doanh số, hạ mức tăng trưởng, cắt giảm ngân sách chi tiêu, ứng dụng công nghệ vào nhiều hoạt động. Về dài hạn, nhiều đơn vị đã thay đổi chiến lược và chuẩn bị nâng cao năng lực của mình.

Vẫn có những kênh hái ra tiền 


Báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) dự báo trong quý II/2020 thị trường bất động sản sẽ vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Thị trường căn hộ tại các đô thị như Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp tục có giao dịch nhưng số lượng không nhiều, phần lớn chỉ diễn ra ở phân khúc trung cấp và bình dân vì nhu cầu ở của người dân vẫn ở mức cao.

Nguồn cung mới trong quý II từ các dự án bất động sản đủ điều kiện gia nhập thị trường dự báo sẽ không có nhiều. Ở mỗi địa phương có thể có tổng dự án mới chỉ đạt ở mức một con số. Hàng hóa chào bán trên thị trường chủ yếu là hàng tồn từ trước. Trong đó, thị trường nhà đất và đất nền vẫn sẽ là sản phẩm chủ đạo tại nhiều tỉnh thành, ngoài Hà Nội và TP.HCM. Giao dịch dự báo sẽ giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái.
Về giá bán trong quý II, giá nhà ở phân khúc bình dân và trung cấp không tăng, lực cầu giai đoạn này vẫn yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh và cũng không giảm do lượng hàng tồn kho không nhiều.

Thị trường quý II/2020 tiếp tục các giao dịch, vẫn có kênh “hái ra tiền” (Ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, giá nhà đất và đất nền phụ thuộc vào chất lượng và tiến độ phát triển đô thị cũng như số lượng phát triển nguồn cung ở từng địa phương. Khu vực nào có sự đầu tư phát triển đô thị, kinh tế tốt, nguồn dự án chưa nhiều, giá đất trước đó được kiểm soát tốt sẽ tiếp tục giữ giá và có thể tăng chút ít vì những vùng như vậy vẫn hấp dẫn nhà đầu tư. Ngược lại, khu vực nào đang tồn nhiều hàng và tốc độ phát triển kinh tế, đô thị không tương xứng thì giá bán có thể giảm.

Ông Nguyễn Văn Đính dự báo: “Nếu trong tháng 5, tháng 6/2020, Việt Nam ngăn chặn thành công sự lây lan của dịch bệnh thì thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có những động thái "thức giấc" và có sự khởi động lại”.

Cũng theo báo cáo của Công ty DKRA Vietnam, trong hơn 2 tháng đầu năm 2020, thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM vẫn ghi nhận nhiều dự án mới, trong đó chủ yếu là đất nền với khoảng 1.742 nền.

Cụ thể, tỉnh Bình Dương có 9 dự án mở bán với khoảng 451/992 nền được tiêu thụ (45,5%), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 dự án mở bán với khoảng 115/325 nền được tiêu thụ (35,4%), tỉnh Đồng Nai có 2 dự án mở bán với khoảng 158/284 nền được tiêu thụ (55,6%), tỉnh Long An có 1 dự án mở bán với khoảng 16/141 nền được tiêu thụ (11,3%).

Đặc biệt, doanh nghiệp đã có những bước thay đổi trong hoạt động kinh doanh, trong đó có hướng đến giải pháp áp dụng công nghệ trong các sản phẩm cũng như trong phân phối, bán hàng. Ví như Tập đoàn Novaland, Cát Tường Group, DKRA, Phú Đông Group… cũng đã bắt đầu triển khai công nghệ bán hàng online cho nhân viên.

Một số kênh chào bán online cũng được áp dụng. Tập đoàn Vạn Phúc đã áp dụng phần mềm Fastkey vào việc bán hàng tại dự án Van Phuc City, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Tập đoàn Sunshine, áp dụng công nghệ bán hàng qua Sunshine App. Theo đó, tất cả thông tin dự án, chính sách bán hàng… đều được đưa vào các ứng dụng và từ đây, nhân viên bán hàng có thể tư vấn trực tiếp 1 - 1, hoặc 1 - 2 cho khách hàng, chứ không cần phải tới buổi bán hàng tập trung.

Với những hoạt động tích cực từ doanh nghiệp, có thể thấy quý II/2020, nhiều phân khúc, nhiều sản phẩm vẫn được ra mắt khách hàng, thị trường vẫn tiếp tục ghi nhận lượng giao dịch mặc dù có chậm hơn so với cùng với thời điểm năm 2019.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nan

Còn theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, dự báo: “Sau đại dịch Covid-19, thị trường văn phòng có thể được định hình lại từ các xu hướng mới. Khách thuê có thể sẽ đề cao các phương pháp làm việc linh hoạt hơn như thuê các không gian làm việc chung hoặc phân bổ nhân lực ra nhiều văn phòng tại nhiều khu vực khác nhau trên địa bàn thành phố. Thêm vào đó các khách thuê cũng bắt đầu quan tâm hơn về yếu tố sức khỏe của nhân viên thông qua việc lựa chọn các mặt bằng văn phòng ở những tòa nhà có chất lượng cao thay vì chỉ quan tâm đến việc tiết kiệm chi phí như trước đây.

Các tòa nhà đạt chứng chỉ xanh (LEED-certified) hội tụ đủ các yếu tố về môi trường, không gian thông thoáng đảm bảo không khí và ánh sáng đến nơi làm việc, tiết kiệm năng lượng sẽ được chú trọng nhiều hơn trong tương lai”.

Bà Dung cũng cho biết thêm, việc mua nhà lúc này sẽ gặp khó về việc phải đi làm thủ tục nhưng nhìn về lâu dài, nếu sản phẩm nhà ở đó có chất lượng tốt thì việc mua nhà không có vấn đề gì. Hơn nữa, giai đoạn này không phải là giai đoạn khủng hoảng như trước đây nên không có trường hợp giá nhà sẽ xuống đáy, khách hàng chỉ có thể mua nhà ở mức thấp hơn trước đó. Với những dự án có chất lượng và không gian sống tốt thì không có điều gì khiến khách hàng có băn khoăn quyết định có nên mua nhà vào thời điểm này hay không.

Theo bà Dung: "Trường hợp kịch bản xấu, giá nhà ở cả Hà Nội và TP.HCM sẽ giảm do các doanh nghiệp tập trung phát triển các dự án trung cấp, sơ cấp thay vì cao cấp để phục vụ nhu cầu của người dân, họ sẽ đưa ra mức giá phù hợp với thị trường. Điều đó cho thấy trong bối cảnh khó khăn, doanh nghiệp chọn hướng đi phù hợp với thị trường chứ không phải họ làm dự án cao cấp và bán với mức giá thấp".

Nguồn: reatimes.vn

2 kịch bản thị trường nhà ở TP.HCM sau dịch Covid-19


Phucgiahung.vn - Theo chuyên gia CBRE, trong kịch bản 1, nếu Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung mới đạt khoảng 28.000 căn, giá bán trung bình toàn thị trường được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo quý I/2020 của CBRE mới đây cho hay, dịch Covid-19 cùng với vấn đề chậm cấp phép và kỳ nghỉ Tết dài đã làm giảm nguồn cung căn hộ chào bán tại TP.HCM. Một số dự án tại Nhà Bè, quận 2, quận 9, quận 10 đã tạm hoãn sự kiện chào bán trong quý I vì quy định hạn chế các sự kiện đông người của Chính phủ nhằm chống sự lây lan của dịch. Trong quý chỉ có 3.606 căn hộ được chào bán tại 11 dự án, giảm 21% theo quý và 18% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, giá bán trung bình tại thị trường sơ cấp ở mức 1.936 USD/m2, tăng 2% so với quý trước và 9% so với cùng kỳ năm trước. Mức giá tăng này đến từ các dự án mới mở bán tại phân khúc trung cấp có mức giá cao hơn mặt bằng khu vực từ 15 - 30%. Với việc khan hiếm nguồn cung và lượng đặt chỗ vẫn tốt, các chủ đầu tư phân khúc trung cấp có dự án mở bán trong quý đã quyết định tăng giá. Các dự án cao cấp và hạng sang có mức giá ổn định không thay đổi so với quý trước, cao hơn thời điểm cùng kỳ năm trước lần lượt là 6% và 8%.

 Trong bối cảnh nguồn cung hạn chế và giá tăng cao thì tình hình tiêu thụ vẫn tốt, đặc biệt là phân khúc trung cấp. Tỷ lệ tiêu thụ cao đạt 80 - 100% được ghi nhận tại một số dự án của chủ đầu tư uy tín. Tuy nhiên, với tình hình dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng từ giữa tháng 3 và lệnh cấm hội họp đông người nghiêm ngặt hơn thì lượng quan tâm của người mua giai đoạn này đã giảm nhiệt. Trong quý, có 3.757 căn hộ được tiêu thụ, giảm 32% so với quý trước và 37% so với năm trước. Thị trường tiếp tục hấp thụ nguồn cung còn lại từ các dự án cũ.

Xét về tỷ lệ giữa các phân khúc sản phẩm, phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm phần lớn với 58% tổng nguồn cung trong quý I/2020, tạo nền tảng bền vững cho thị trường bằng việc đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người mua. Xét về vị trí, thị trường căn hộ tại TP.HCM tiếp tục mở rộng về phía Đông và Nam tập trung tại quận 2, quận 7, quận 9 và Bình Chánh.




Với lệnh “cách ly toàn xã hội” trong 15 ngày bắt đầu từ 1/4, các dự án sẽ phải tiếp tục dời ngày mở bán. CBRE dự báo, nguồn cung chào bán sẽ được cải thiện dần trong nửa cuối năm và đạt khoảng 28.000 căn cho cả năm nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý II/2020. Sản phẩm trung cấp và bình dân tiếp tục chiếm tỷ trọng cao với lượng nhỏ nguồn cung từ phân khúc hạng sang và cao cấp. Về khu vực, phía Đông sẽ tiếp tục là các điểm nóng của thị trường, với nhiều dự án mới tại khu vực quận 2 và quận 9.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam nhận định: “Dịch Covid-19 kéo dài hơn sẽ tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài. Hiện tại với việc tạm ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực, khách nước ngoài sẽ khó tiếp cận thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhóm khách đầu tư cho thuê cũng chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế chuyến bay và di chuyển giữa các tỉnh. Nhóm khách mua để ở sẽ khó sử dụng vốn vay ngân hàng do lãi suất biến động và ngân hàng có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong việc chứng minh thu nhập và phương án trả nợ vay”.

Theo chuyên gia CBRE, trong kịch bản 1, nếu Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung mới đạt khoảng 28.000 căn, giá bán trung bình toàn thị trường được kỳ vọng tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, phân khúc trung cấp và bình dân được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1 - 3% theo năm do tính cạnh tranh cao từ số lượng lớn nguồn cung. Các dự án cao cấp dự kiến có mức tăng giá cao hơn, khoảng 5% theo năm. Các dự án hạng sang được cấp phép tại quận 1 và quận 3 có giá bán dự kiến tăng 5 - 7% theo năm, do sự khan hiếm quỹ đất tại khu vực trung tâm. Lượng giao dịch dự kiến ở khoảng 29.000 căn, giảm 3% so với năm 2019, chủ yếu do giảm lượng giao dịch ở các dự án cao cấp và hạng sang do tác động của dịch.


Trong kịch bản 2, khi dịch bệnh sẽ kéo dài đến tháng 9, thị trường sẽ bị tác động rõ rệt hơn với lượng căn hộ chào bán giảm hơn 40% theo năm, còn khoảng 15.000 căn. Lượng căn hộ giảm dự kiến tập trung ở phân khúc cao cấp và hạng sang. Giá bán sơ cấp giảm 5% theo năm do lượng hàng chào bán tập trung chủ yếu tại phân khúc trung cấp. Lượng giao dịch giảm mạnh do tác động của dịch làm hạn chế các sự kiện mở bán tập trung. Lượng giao dịch dự kiến đạt 13.575 căn trong năm 2020, giảm 55% so với năm 2019.

Do đó, chuyên gia CBRE cho biết thêm, việc hạn chế tiếp xúc và giảm các sự kiện tập trung đông người đã tác động đến cách thức bán hàng của sản phẩm nhà ở. Các chủ đầu tư đã nhanh chóng có phương án bán hàng trực tuyến như sử dụng ứng dụng bán hàng, tài liệu bán hàng, phim thực tế nhà mẫu... Ngoài các hoạt động bán hàng, các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng, đặc biệt là quản lý dự án, đang dần trở nên quan trọng hơn. Khi dịch Covid-19 bùng phát, người mua để ở và nhà đầu tư giờ đây chú trọng nhiều vào chất lượng quản lý dự án, theo hướng tăng cường các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và các yếu tố liên quan đến sức khỏe khác.
Nguồn: reatimes.vn

Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp sổ đỏ cho căn hộ, biệt thự du lịch


Phucgiahung.vn - Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là một trong những địa phương đầu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.

Gần hai tháng sau khi Bộ Tài nguyên và môi trường có văn bản gửi Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là một trong những địa phương đầu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền đối với căn hộ, biệt thự du lịch.
Mới đây, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã yêu cầu tăng cường quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh căn hộ du lịch, biệt thự du lịch trên địa bàn. Cụ thể, giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ngành chức năng có liên quan quản lý, hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với loại hình công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch đúng theo quy định hiện hành.

Đồng thời, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan cùng với các huyện, thị xã, thành phố rà soát việc đề xuất chuyển đổi căn hộ du lịch, biệt thự du lịch sang thành nhà ở.

Theo đó, thời gian tới khi tham mưu đề xuất việc chuyển đổi cần xem xét thận trọng, đúng theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất được duyệt, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở, đồng thời, phù hợp với khả năng dung nạp dân số, khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực, tuân thủ quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng...

Ngoài ra, Sở Xây dựng cũng được yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, rà soát việc điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi công năng, thiết kế các dự án bất động sản nói chung, dự án căn hộ du lịch nói riêng, các hoạt động kinh doanh bất thường, trái với quy định pháp luật trong kinh doanh bất động sản nói chung và loại hình căn hộ du lịch nói riêng để có hình thức ngăn chặn, xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật, yêu cầu các chủ đầu tư dự án khắc phục sai phạm (nếu có).

Giao Công an kiểm tra, xử lý theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án bất động sản du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, môi trường, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và những quy định pháp luật có liên quan.

Đối với công tác thông tin quảng cáo dự án phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo, hình thức, nội dung, địa điểm công khai thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh phù hợp với quy định tại Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Nghiêm túc thực hiện việc ký họp đồng huy động vốn, tố chức huy động vốn theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Khoảng hai năm trở lại đây, cùng với Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu đang “thức dậy sau giấc ngủ dài” để đón dòng vốn đầu tư vào bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Trước đó, hồi tháng 2/2020, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có Công văn gửi UBND Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở.

Theo đó, thời hạn cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin thuê đất nhưng không quá 50 năm, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn cho thuê đất không quá 70 năm; khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất.

Nguồn: TheLeader.vn

5 nút thắt ngăn Bất động sản tăng trưởng


---------------------------
Phucgiahung.vn - Các giải pháp giúp phục hồi thị trường bất động sản tập trung vào việc hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho các nhà đầu tư.

Đại dịch Covid-19 đang làm rối loạn nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn này, Cushman & Wakefield Vietnam lại cho rằng, Việt Nam đang có cơ hội tốt để biến lĩnh vực bất động sản trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế bằng cách giải quyết các vấn đề vướng mắc chính cho thị trường.

Bất động sản cần phát triển để trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế
Theo đó, bất động sản cần phát triển để thúc đẩy tăng trưởng đất nước và phục hồi viện trợ trong trường hợp suy thoái kinh tế. Sự tăng trưởng này phụ thuộc vào nguồn vốn FDI trong các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và cơ sở hạ tầng.

Cushman & Wakefield Vietnam đề xuất Chính phủ tháo gỡ 5 nút thắt đang ngăn chặn sự tăng trưởng của thị trường, nhằm mang lại các cơ hội quan trọng cho các nhà đầu tư vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19

Minh bạch trong giá chuyển nhượng đất


Để tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản, Cushman & Wakefield cho rằng, trước hết Chính phủ cần ưu tiên hàng đầu cho việc chấm dứt bất ổn xung quanh việc xem xét giá chuyển nhượng đất hiện nay.

Quá trình này đã gây cản trở cho sự phát triển, ảnh hưởng đến thị trường thương mại và tạo ra những hạn chế về nguồn cung. Việc xem xét các mức giá dự án đã được trả bởi các nhà phát triển bất động sản cần được đẩy nhanh và đưa ra khung pháp lý rõ ràng để giải quyết.

Những nút thắt về nguồn cung trong những thời điểm nguồn cầu tăng sẽ dẫn đến tăng giá đất, giá mua bán và giá thuê. Do đó, việc ban hành chính sách rõ ràng và khung pháp lý chặt chẽ cho các nhà phát triển bất động sản sẽ giúp giải quyết các vấn đề về cung mà không áp đảo thị trường hay làm thị trường mất ổn định.

Việc xây dựng cơ chế rõ ràng để thẩm định giá trị đất trước kia và hiện tại – mà không dựa vào đấu giá hay đầu cơ công – sẽ là một động thái thận trọng của nhà nước.

Tăng niềm tin qua hợp tác công - tư


 Theo Cushman & Wakefield, nhà nước cần tiếp tục phát triển mô hình PPP (hợp tác công – tư) đối với đất do quân đội và nhà nước sở hữu. Mô hình này sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận đất đai phù hợp của nhà đầu tư cho mục đích phát triển và có thể được sử dụng bởi các chủ sở hữu đất để phát triển thêm các cơ sở dựa theo mức đầu tư.

Những vị trí đất này sẽ giúp tăng FDI, đồng thời thu hút các nhà đầu tư và người sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và logistics.

Một đề xuất khác được đưa ra bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đó là phát triển quy trình áp dụng và phê duyệt thiết thực và minh bạch. Quy trình này sẽ đòi hỏi phải chỉ định ba chuyên gia thẩm định độc lập để thẩm định giá trị tài sản của nhà phát triển và nhà đầu tư bất động sản. Việc thẩm định sẽ có tính chất bắt buộc đối với tất cả các bên và được đưa vào quy trình chuyển đổi và định giá giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một quy trình minh bạch sẽ đem lại niềm tin cho các nhà phát triển và các nhà đầu tư bất động sản để có thể tiếp cận các dự án theo cách thức kịp thời, và các vấn đề về cung sẽ được tháo gỡ. Bên cạnh đó, việc truy cập công khai đối với các tài nguyên này cũng sẽ thúc đẩy sự minh bạch hơn.

Khung pháp lý, quy trình và giá cả rõ ràng hơn


 Một nút thắt khác trên thị trường là về quy trình gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, thời hạn và điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 50 năm là thích hợp để các nhà đầu tư thu được lợi từ đất hoặc tài sản, và họ có thể thu được kết quả trong thời hạn thuê này.

Các thị trường khác trong khu vực đã tận dụng thành công thời hạn thuê đất. Tuy nhiên, điều các nhà đầu tư không hài lòng đó là bất ổn gia tăng do thiếu đường lối chỉ đạo hoặc khung pháp lý rõ ràng đối với các vấn đề tiềm ẩn.

Trong trường hợp này, việc hết hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của dự án hoặc tài sản, và quy trình gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khiến cho các nhà đầu tư và các nhà phát triển bất động sản băn khoăn.

Dự luật mới về đất đai có lẽ sẽ tháo gỡ được nút thắt này. Tuy nhiên, chừng nào dự luật còn thay đổi liên tục, khung pháp lý sẽ còn cồng kềnh và ảnh hưởng đến hầu hết các khu vực bất động sản, dẫn đến dự án chậm trễ và tăng chi phí phát triển. Bằng việc đưa ra đường lối chỉ đạo, quy trình và mức giá rõ ràng, nhà nước có thể mở cửa đón nhận các nguồn vốn vào Việt Nam.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng


 Nút thắt thứ ba của thị trường bất động sản theo Cushman & Wakefield là sự thiếu cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, việc hoàn thành các đường vành đai bên trong và bên ngoài, kết nối các cảng và khu công nghiệp bằng các đoàn tàu chở hàng, và phát triển các nút giao thông nhanh chóng sẽ hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả và thành công vốn đầu tư.

Ví dụ điển hình là các dự án PPP thành công tại Quảng Ninh, nơi Tập đoàn Sun Group đã cho xây dựng sân bay, bến du thuyền và đường cao tốc chất lượng cao. Mô hình tương tự có thể được áp dụng cho các nút giao thông công cộng bằng việc đầu tư vào các giải pháp vận chuyển liên hợp hiệu quả, bao gồm đẩy mạnh phát triển hệ thống đường sắt và cải thiện đường đi vào nội thành. Mô hình này sẽ giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng đang cản trở sự phát triển và đầu tư vào nhiều loại hình bất động sản.

Một sáng kiến do nhà nước chỉ đạo mang lại kết quả đó là kế hoạch tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các khu vực kinh tế ven biển và cửa khẩu cũng như phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển và phân bổ vốn đã được các khu vực tư và công xác định là cần thiết đối với sự phát triển bền vững của các thị trường bất động sản. Việc cung cấp cho các bên hữu quan hiểu biết rõ ràng về tác động của dự án đầu tư đảm bảo rằng dự án đầu tư của họ đã được thực hiện theo cách thức hiệu quả. Tương tự như vậy, các nhà phát triển bất động sản tìm kiếm các nhà đầu tư có thể thay đổi linh hoạt để phục vụ nhu cầu vốn của mình.

Cải thiện cơ hội tiếp cận tín dụng


 Việc tiếp cận tín dụng được Ngân hàng Thế giới xác định là yếu tố quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế. Cushman & Wakefield cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần giải quyết các hạn chế về tài chính nếu họ muốn quốc gia tiếp tục “tăng trưởng nhanh và toàn diện”.

Việc tiếp cận tín dụng đối với các nhà phát triển bất động sản và chủ sở hữu tài sản là yếu tố then chốt để mở rộng cơ sở của nhà đầu tư tại Việt Nam. HIện nay, rủi ro chính đối với những người cho vay muốn làm việc với những người vay Việt Nam rất đơn giản: trong trường hợp không thể thanh khoản, việc tịch thu tài sản thế chấp khá khó khăn nếu không có sự phân xử của tòa án.

Để giảm thiểu rủi ro, những người cho vay sử dụng các biện pháp kiểm soát tiêu cực như các vị trí trong ban quản trị, quyền chọn mua cổ phiếu của công ty vay nợ, kiểm soát tài khoản tiền, quyền phủ quyết đối với các quyết định của cấp ban quản trị hoặc, trong một vài tường hợp, kiểm soát giấy đăng ký của công ty. Điều này tạo ra trở ngại đối với hầu hết các nguồn vốn muốn chảy vào Việt Nam vì họ bị buộc phải hạn chế rủi ro, dẫn đến tăng chi phí vốn mà họ triển khai.

Do đó, việc giải quyết vấn đề thu hồi nợ sẽ giúp tăng tính thanh khoản. Các nhà phát triển và các chủ sở hữu có thể tiếp cận các nguồn vốn khác với chi phí rẻ và loại bỏ rủi ro đối với các ngân hàng nhà nước và địa phương.

Cushman & Wakefield cho rằng, đại dịch Covid-19 có thể đang tiến tới một sự suy giảm có hệ thống chưa từng thấy của các nền kinh tế thế giới trong hơn 100 năm qua. Nếu giải quyết không đúng cách, đại dịch có thể gây ra một sự ảnh hưởng giống như cuộc đại khủng hoảng trong những năm 1920.

Trong bối cảnh này, Cushman & Wakefield tin tưởng Việt Nam có thể tháo gỡ nhanh chóng các nút thắt của thị trường bất động sản. Từ đó tăng niềm tin của nhà đầu tư và giúp thúc đẩy tăng trưởng nhanh nền kinh tế.
Nguồn: TheLEADER.vn

#1 Mục sở thị” tiến độ dự án Đông Tăng Long – An Lộc sắp bàn giao

--------------------------------
Đông Tăng Long – An Lộc là phân khu thuộc khu đô thị Đông Tăng Long, một trong những khu đô thị lớn tại quận 9, TP.HCM.

Với diện tích khoảng 20.750 m2, Đông Tăng Long – An Lộc bao gồm 143 căn nhà phố và biệt thự vườn, được thiết kế 1 trệt, 2 lầu và 1 tầng áp mái, có diện tích đất từ 100m2 - 200m2.

Liên kết vùng Đông Tăng Long An Lộc

Sở hữu vị trí trung tâm quận 9, Đông Tăng Long – An lộc kết nối dễ dàng với các địa điểm quan trọng trong, ngoài thành phố.

Thực tế Đông Tăng Long An Lộc
Đông Tăng Long – An Lộc cũng là một trong số ít dự án tại khu Đông có pháp lý hoàn thiện bao gồm quyết định giao đất của UBND TP HCM, quyết định phê duyệt điều chỉnh 1/500, quyết định quản lý xây dựng các dự án do các chủ đầu tư cấp II thực hiện cấp năm 2019, hợp đồng nguyên tắc bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở tại dự án.

Đông Tăng Long - An Lộc
Bên cạnh pháp lý hoàn chỉnh, giá trị của Đông Tăng Long - An Lộc còn thể hiện ở những ưu điểm về quy hoạch không gian xanh và tiện ích với 7 ha hồ điều hòa, 13 ốc đảo công viên, 18 công trình nội khu như trường học, bệnh viện, sân chơi thể thao...


Nhà phố Đông Tăng Long – An Lộc có diện tích 5x20 m2, giá chỉ từ 5,5 tỷ căn. Biệt thự vườn dự án có diện tích 8x20 m2, có giá chỉ từ 7,9 tỷ/ căn. Hiện các căn nhà tại dự án đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng mặt ngoài để chuẩn bị bàn giao cho khách hàng vào quý IV/2020.


Về tiện ích ngoại khu, tính đến tháng 3/2020 hạ tầng kỹ thuật dự án đã được hoàn thành đến 90% gồm: hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện, hệ thống chiếu sáng,... đều đã hoàn thiện.

Từ nay đến 30/4/2020, đơn vị phát triển kinh doanh dự án TLH dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sở hữu các căn nhà tại Đông Tăng Long – An Lộc bao gồm: hỗ trợ lãi suất 0% trong vòng 9 tháng, tặng ngay 25 chỉ vàng/ giao dịch nhà phố và 50 chỉ vàng/ giao dịch biệt thự vườn. Đặc biệt, khách hàng còn có cơ hội bốc thăm may mắn với nhiều quà tặng giá trị.

Thông tin chi tiết liên hệ:
Đơn vị phân phối sản phẩm: Công ty TNHH Đầu Tư Địa ốc Phúc Gia Hưng
Hotline: 0979 86 83 85
Website: www.phucgiahung.vn

Nguồn: toquoc.vn

Những thuận lợi và khó khăn của thị trường bất động sản quý 1 trước "cú sốc" Covid-19


--------------------------------------
Phucgiahung.vn - Tình hình BĐS trong quý 1/2020 được đánh giá vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm. Lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Tuy nhiên, cũng có những điểm thuận lợi của thị trường được hỗ trợ từ phía nhà nước, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thuận lợi

Nghị định số 25/2020/NĐ-CP đã tháo gỡ một phần các vướng mắc của Luật trong thủ tục dành cho phát triển dự án bất động sản tại các địa phương. Theo đó, việc giao đất cho nhà đầu tư trúng đấu thầu sẽ được triển khai ngay sau khi hoàn thành bồi thường, hỗ trợ tái định cư khu đất thực hiện dự án.

Thông tư số 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư (QCVN 04:2019/BXD) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020. Theo đó, diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư sẽ không nhỏ hơn 25m2 đối với dự án nhà ở thương mại.


Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chính thức có văn bản số 703/BTNMT-TCQLĐĐ gửi Sở Tài nguyên & Môi trường các địa phương hướng dẫn về việc sử dụng đất và việc cấp sổ cho Condotel (giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở: Condotel, Officetel, Hometel…)

Bên cạnh đó, ngay khi dịch bệnh bùng phát, Nhà nước đã có một số chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh. Cụ thể:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh

Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh.

Khó khăn

Các văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển các Dự án bất động sản chưa được tổ chức triển khai thực hiện triệt để tại các địa phương. Theo đó, nguồn cung sản phẩm bất động sản ra thị trường tiếp tục khan hiếm.


Thông tư số 22/2019/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020 đã kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản theo hướng thắt chặt nguồn tín dụng, giảm hạn mức cho vay đối với các dự án bất động sản cao cấp và một số chủ đầu tư có nhu cầu vay số lượng lớn cho nhiều dự án.

Nghỉ Tết Canh Tý kéo dài cộng với tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp, người dân được khuyến cáo hạn chế đi lại, gặp gỡ, tụ tập đông người; tạm ngưng cấp visa đối với toàn bộ người nước ngoài vào Việt Nam….dẫn đến, hiện tượng “ngủ đông” của hầu hết các hoạt động trên thị trường bất động sản.

Nguồn: toquoc.vn

tin-tuc