Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Căn hộ chung cư sẽ tiếp tục giảm giá từ nay đến hết năm 2020

----------------------------------------------------
Phucgiahung.vn - Theo biểu đồ của JLL, nhiều khả năng trong quý 2 phân khúc căn hộ để bán và thị trường bán lẻ sẽ bước vào giai đoạn giảm nhanh về giá.

Mới đây, Công ty tư vấn JLL vừa công bố báo cáo Thị trường BĐS quý 1. Theo đó, JLL cho biết thị trường BĐS đã chịu những tác động trong quý 1, nhưng mức giá chưa bị ảnh hưởng rõ nét. Tuy nhiên, theo công ty này nhiều khả năng thị trường sẽ chứng kiến những đợt giảm giá trong quý 2.

"Tác động của Covid-19 lên giá có thể chưa được cảm nhận rõ ràng trong quý I vì ảnh hưởng từ sự thiếu hụt nguồn cung vẫn còn; Hơn nữa, những nhà đầu tư vẫn cố gắng giữ mức giá mà họ đã lập ra từ trước khi dịch bùng phát. Tuy nhiên nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, các chính sách kích cầu có thể cần được xem xét", JLL cho biết.

Dự báo về các quý sau, JLL sử dụng biểu đồ dạng đồng hồ để JLL thể hiện các giai đoạn phát triển của thị trường bất động sản trong một chu kỳ giá/giá thuê tại mỗi quý khảo sát. Mỗi phân khúc/thị trường có thể dịch chuyển trên Biểu đồ chu kỳ với tốc độ và chiều hướng khác nhau.

Đây là dạng biểu đồ được dùng để so sánh và định vị một cách tương đối các giai đoạn phát triển của thị trường trong chu kỳ giá/giá thuê. Vị trí của các phân khúc/thị trường không nhất thiết phản ánh triển vọng đầu tư của phân khúc/thị trường đó mà thể hiện xu hướng dịch chuyển giá/giá thuê hiện tại cũng như xu hướng dự kiến trong quý tiếp theo.    

Chu kỳ tăng trưởng thị trường BĐS Việt Nam

Theo biểu đồ này, trong quý 1/2020 có 5 phân khúc bất động sản ở giai đoạn tăng nhanh là thị trường văn phòng Hà Nội, văn phòng TPHCM, nhà liền thổ TPHCM, căn hộ để bán TPHCM, thị trường khu công nghiệp Đông Nam. Trong khi đó thị trường căn hộ bán Hà Nội và bán lẻ (Hà Nội và TPHCM) có dấu hiệu tăng chậm trong quý vừa qua.

Tuy nhiên, nhiều khả năng trong quý 2 phân khúc căn hộ để bán và thị trường bán lẻ sẽ bước vào giai đoạn giảm nhanh về giá. Dự báo này của JLL đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang  tác động mạnh mẽ đến thị trường BĐS khiến hàng loạt cửa hàng bán lẻ đóng cửa, các dự án hoãn thời gian mở bán, người mua nhà giữ tâm lý chờ đợi.

Bước sang quý 3, JLL cho rằng phân khúc căn hộ tại TPHCM lẫn Hà Nội sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn giảm giá. Xu hướng này tiếp tục kéo dài sang tận quý 4 và nhiều khả năng chỉ có thể phục hồi khi bước sang quý 1/2021.

Cùng quan điểm với JLL, báo cáo mới đây của Hội môi giới BĐS Việt Nam cũng cho rằng, phân khúc căn hộ chứng kiến đà giảm giá mạnh nhất trên thị trường trong thời gian tới sẽ là phân khúc cao cấp trong bối cảnh hàng tồn kho trên thị trường chủ yếu nằm tại phân khúc này. Bên cạnh đó, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục tình trạng ngủ đông kéo dài.

Ở một góc nhìn khác, ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch Sohovietnam, một đơn vị chuyên tư vấn M&A bất động sản cũng nhìn nhận do ảnh hưởng rất nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nên thời gian tới cơ hội mua tài sản giá rẻ sắp xuất hiện.

Trước đó, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh của MIKGroup cũng đưa ra khi bình luận thời gian tới là cơ hội cho những người có nhu cầu thực. Bởi, đầu tư trong giai đoạn này sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được những ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án. Những người có nhu cầu ở thực còn có cơ hội để mua được BĐS với giá cả hợp lý và không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.

Đi “săn” nhà, đất thời Covid-19 có nên?


-------------------------------------------
Trong vai người đi “săn” nhà, đất thời Covid-19, chúng tôi nghĩ giá nhà đất sẽ giảm sâu, nhưng thực tế không như vậy.

Hàng loạt mặt bằng cho thuê tại những cung đường được mệnh danh là phố thương mại bị trả lại, nhiều thông tin mua, bán nhà đất vẫn đang diễn ra tại siêu đô thị TP. Hồ Chí Minh. Trong vai người đi “săn” nhà, đất thời Covid-19, chúng tôi nghĩ giá nhà đất sẽ giảm sâu, nhưng thực tế không như vậy.



Giá vẫn “phỏng tay”

Trước thực trạng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều quan điểm cho rằng, đây là giai đoạn giá nhà đất tại TP. Hồ Chí Minh có khả năng giảm sâu, là cơ hội cho những người có khả năng tài chính tìm kiếm được sản phẩm có giá rẻ để mua do nhiều người bị áp lực phải bán nhà. Trong vai người mua nhà, phóng viên đã có cuộc săn tìm nhà, đất những ngày qua. Song ghi nhận thực tế của chúng tôi cho thấy, thị trường nhà, đất ở TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt với phân khúc nhà đất, căn hộ có đáp ứng nhu cầu ở thật vẫn diễn ra làn sóng ngầm về hoạt động mua, bán.

Sau khi được gợi ý muốn mua nhà mặt tiền tại các tuyến đường trung tâm của TP. Hồ Chí Minh, H.A, một môi giới có tên tuổi trong lĩnh vực này trưng ra cho người viết một danh sách các căn nhà phố đang được khách hàng chào bán tại các trục đường như 3/2, Sư Vạn Hạnh, Lê Hồng Phong… thuộc quận 10. Phần lớn các căn nhà có diện tích trung bình 4m x 15m hoặc 5m x 15m, nhưng không có căn nào có mức giá dưới 25 tỷ đồng/căn.

“Mặc dù hiện nay đang diễn ra dịch bệnh, nhiều mặt bằng được người thuê trả lại, song sản phẩm nhà mặt tiền ở các trục đường tại quận 10 rất ít có người bán, nên chỉ cần đưa ra mức giá hợp lý là nhanh chóng có người mua”, môi giới này nói và cho biết, trên thực tế hiện nay có những căn nhà được chào bán ra thị trường có mức giá thấp hơn từ 5 - 10% so với trước Tết Nguyên đán, nhưng số lượng rất ít, chủ yếu rơi vào những nhà đầu tư “găm hàng” nay kẹt vốn bán ra, hoặc những người có nhu cầu đổi nhà. Ngược lại, trên thị trường cũng đang hình thành những nhóm nhà đầu tư chuyên đi săn sản phẩm nhà giá rẻ để mua lại, chờ qua sau dịch bệnh bán ra, nên thị trường nhà phố nhu cầu thật tại các quận, huyện vẫn diễn ra giao dịch bình thường.

Tương tự, với thị trường căn hộ, đặc biệt là với dự án đã hoàn thành hoặc đang trong giai đoạn bàn giao vẫn đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung, trong khi nhu cầu nhà ở đang tăng mạnh, dẫn đến thực tế giá giao dịch trên thị trường vẫn tăng.

Chị K.V, một nhà đầu tư mua căn hộ TDH RiverView tại quận Thủ Đức năm 2019 với mức giá 1,2 tỷ đồng, mới đây do dự án bàn giao căn hộ phải đóng thêm số tiền lớn nên chị quyết định rao bán căn hộ với giá 1,5 tỷ đồng.
“Tưởng dịch bệnh sẽ khó bán, nhưng không ngờ vừa rao bán đã có rất nhiều người hỏi mua”, chị K.V nói và chia sẻ, sở dĩ nhiều người muốn mua nhà nhanh lúc này ngoài nhu cầu để ở còn có lý do khác là để trốn dịch.

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay thị trường căn hộ đã hoàn thành hoặc sắp bàn giao nhà rất khan hiếm nguồn cung, người mua nhiều, nhưng người bán ít dẫn đến giá bán vẫn tăng đều. Đơn cử như tại dự án căn hộ Moonlight ở Thủ Đức do Tập đoàn Hưng Thịnh làm chủ đầu tư, được bàn giao nhà cho khách hàng cuối năm 2019 có giá bán tăng từ 50 - 70% so với lúc mở bán; Dự án căn hộ Him lam Phú Đông có mức giá tăng gần gấp đôi với giá bán khởi điểm. Các dự án đang trong giai đoạn bàn giao nhà như Centum Welth tại quận 9 do Thủ Đức House làm chủ đầu tư, dự án Flora Novia tại đường Phạm Văn Đồng tại quận Thủ Đức do Nam Long làm chủ đầu tư có mức giá tăng từ 30 - 40% so với giá ban đầu nhưng hầu như không có người bán.

Bão hòa, nhưng khó giảm giá

Giữa bối cảnh thị trường bất động sản đang bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh, nhưng sự khác biệt của thị trường hiện nay so với các lần khủng hoảng trước đây là không bị bán tháo hay giảm giá mạnh, thậm chí, một số dự án mới ra mắt thời gian vừa qua vẫn xác định mức giá khá cao so với thị trường.

Ông Trần Minh Quang, một lãnh đạo có thâm niên của Công ty Bất động sản Đất Xanh miền Nam cho rằng, giá cao quá là câu mà ông luôn nghe trong hơn 10 năm qua từ cả sale và cả khách hàng khi họ vừa gặp và tiếp xúc một dự án mới, nhưng kết quả thì luôn ngược lại sau đó, hàng thì hết, mà giá chẳng thấy giảm bao giờ.

“Tâm lý chúng ta thường lấy quá khứ để đánh giá hiện tại và đối với bất động sản, đây lại chính là cái 'bẫy tâm lý’, lực cản vô cùng lớn trong kinh doanh hoặc ra quyết định đầu tư và mua nhà”, ông Quang nhận định và dẫn chứng, nếu như năm 2014, giá một căn hộ tại quận 8, TP. Hồ Chí Minh khoảng 16 - 17 triệu đồng/m2, thì đến năm 2015 đã tăng lên 18 - 20 triệu đồng/m2, năm 2016 tăng lên 22 - 26 triệu đồng/m2, đến năm 2017 đã tăng 26 - 28 triệu đồng/m2 và đến nay, giá căn hộ tầm 23 - 26 triệu đồng/m2 vẫn có, nhưng không thể có ở quận 8, mà chỉ có thể ở huyện vùng ven Bình Chánh.

“Mức giá này chỉ được xem là thuộc phân khúc trung bình thấp, chứ chẳng phải khá, nói chi là cao cấp. Các khu vực khác, chỉ cần có chữ "quận" thì khỏi bàn, đất nền thì càng khỏi phải nói tới. Ai chê đắt cứ chê, thị trường vẫn như thế, lặn sâu, chạm đáy nhưng chẳng khi nào thấy chìm”, ông Quang đánh giá và nói thêm, sau mỗi đợt trầm lắng của thị trường, giá nhà lại lên mặt bằng mới. Vì vậy, sự chững lại của thị trường trong năm nay chỉ là bước lặng tạm thời và cần thiết để điều chỉnh, thanh lọc, cũng như thử thách khả năng của các doanh nghiệp bất động sản. Còn đối với người mua, có khả năng thì không nên đợi.
Theo phân tích của giới chuyên môn, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sụt giảm nguồn cung. Giai đoạn 2014 - 2017, thị trường phát triển mạnh đã kiến nhiều doanh nghiệp có năng lực tài chính ráo riết săn tìm các dự án bất động sản xây dựng dở dang có vị trí tốt để mua lại, sau đó tái khởi động và cung ứng ra thị trường. Do vậy, đến thời điểm hiện nay, quỹ đất ở những khu vực trung tâm TP. Hồ Chí Minh đã thực sự khan hiếm.

Do nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao, dẫn đến thực tế giao dịch tập trung chủ yếu trên thị trường thứ cấp và giá bị đẩy lên cao.

Theo lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP. Hồ Chí Minh, thị trường bất động sản hiện nay đang phát triển theo đúng quy luật. Sự tăng giá ở các phân khúc về cơ bản xuất phát từ sự mất cung đối cung - cầu. Trong khi nguồn cung hạn chế, ngược lại nhu cầu nhà ở không ngừng tăng cao, khiến giá tăng theo là điều dễ hiểu.

“Nếu như trước đây, một trong những nguồn cung lớn của thị trường là quỹ đất công như nhà kho, xưởng, thuộc các đơn vị nhà nước quản lý được chuyển đổi công năng, thì hiện nay, việc tiếp cận nguồn cung từ quỹ đất này ngày càng khó khăn”, vị này nói và cho rằng, chi phí giá đất ngày càng tăng cao, khiến các doanh nghiệp thận trọng trong việc đầu tư. Thêm nữa, quy trình, thủ tục để đầu tư dự án ngày càng chặt, doanh nghiệp muốn đầu tư một dự án phải tốn rất nhiều thời gian và chi phí để đeo đuổi thủ tục pháp lý của dự án.

Lãnh đạo doanh nghiệp này nhận định, diễn biến của thị trường hiện nay cho thấy, các phân khúc bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thật, như các dự án có mức giá tầm trung, đất nền nhà phố trong các khu dân cư có pháp lý hoàn thiện hiện nay đã xác lập một mặt bằng giá mới và có thể sẽ không tăng giá nhiều trong thời gian tới, nhưng khó có thể giảm. Đây đồng thời cũng là phân khúc mà các doanh nghiệp có thể đầu tư an toàn trong bối cảnh dịch bệnh tràn lan như hiện nay mà không lo sợ sản phẩm không bán được.

Nguồn: Theo Tăng Triển/Báo Đầu tư Bất động sản

Có nên mua bất động sản thời điểm này?


Phucgiahung - Kinh tế toàn cầu bị tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, bất động sản trở thành kênh đầu tư, tích lũy tài sản được xem là an toàn và có khả năng duy trì sinh lời kể cả trong đại dịch hay sau khi dịch bệnh qua đi. Thời điểm này, nhiều khách hàng “xuống tiền” bởi mức giá hợp lý, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Phép thử cho các chủ đầu tư uy tín

Trong 3 tháng đầu năm 2020, việc bùng phát dịch bệnh Covid-19 đã gây nên những hệ lụy lên nền kinh tế. Trong đó, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất hiện nay, kéo theo sự ảnh hưởng tới các ngành liên quan như: Hàng không, khách sạn, ăn uống, thương mại bán lẻ… Bất động sản cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn này vẫn nhìn thấy những điểm sáng tích cực của thị trường, đặc biệt với những sản phẩm cho nhu cầu ở thực.

Các doanh nghiệp bất động sản có tiềm lực sẽ được chứng minh rõ ràng hơn trong bối cảnh này thông qua các hoạt động triển khai dự án.

Ngoài ra đây cũng là thời điểm mà các doanh nghiệp bất động sản phải tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng, dịch vụ cho sản phẩm, tạo ra nhiều tiện ích hơn để thu hút khách hàng. Hay nói cách khác, đây là thời điểm “giá trị thật” của thị trường nhà đất sẽ lên ngôi.

Chính bởi vậy, mua nhà trong giai đoạn này, khách hàng ở thực sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được nhiều ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để khách hàng ở thực có thể mua nhà với giá cả hợp lý mà không sợ bị ảnh hưởng bởi giới đầu cơ hay đầu tư lướt sóng.

Bất động sản “giá trị thật” ngay trung tâm quận Thanh Xuân

Tọa lạc tại trung tâm quận Thanh Xuân, số 39 – Lê Văn Lương, Viet Duc Complex đang thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng bởi đây được đánh giá là vị trị đắt giá, sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội mà giá bán lại vô cùng hợp lý, chỉ từ 29 triệu đồng/m2.

Viet Duc Complex sở hữu vị trí trung tâm quận Thanh Xuân.

Nằm giữa nút giao Lê Văn Lương – Nguyễn Tuân – Ngụy Như Kon Tum và Khuất Duy Tiến, cư dân của Viet Duc Complex thừa hưởng hạ tầng giao thông đồng bộ, di chuyển thuận tiện đến khu vực trung tâm. Vị trí này cũng kết nối với hệ thống các trường học uy tín chất lượng cao như: Trường Amsterdam, trường Lương Thế Vinh, Đại học KHXH & Nhân Văn, Đại học Kiến trúc, Đại học PCCC, Đại học Đại Nam ; các bệnh viện lớn như bệnh viện Bộ Xây dựng, bệnh viện 198….

Theo đuổi phương châm hoàn hảo, Viet Duc Complex luôn nỗ lực và đặt mục tiêu đem đến những tiện ích hoàn hảo dành riêng cho cư dân. Điển hình là siêu thị tiện ích Vinmart+, hệ thống trường mầm non, trung tâm tiếng Anh, dịch vụ Gym-spa và đặc biệt nổi bật nhất chính là bể bơi bốn mùa đẳng cấp.

Bể bơi vòm cung tại Viet Duc Complex

Bể bơi bốn mùa tại Viet Duc Complex được có thiết kế mái vòm cong bọc kính trong suốt tựa như viên ngọc bích huyền ảo. Cư dân của Viet Duc Complex hoàn toàn có thể tận hưởng trọn vẹn cảm giác bay bổng, bỏ lại mọi mệt mỏi, hòa mình thư thái vào làn nước xanh mát sau một ngày dài. Hay có thể nhẹ nhàng chìm đắm trong không gian rộng thoáng trong lành, ngắm nhìn nhìn những khoảng xanh trong công viên hồ điều hòa Nhân Chính rộng 13ha chỉ cách dự án 5 phút đi bộ.


Hiện tại tòa nhà Viet Duc Complex đã hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao nhà cho cư dân từ quý I/2020. Giờ đây, khách hàng có thể tham quan và mục sở thị dự án để chọn lựa tổ ấm cho gia đình. 
Các căn 3 phòng ngủ tại Viet Duc Complex hiện đang được rất nhiều khách hàng quan tâm nhờ thiết kế vuông vắn, giúp tối đa hóa công năng sử dụng và đón sáng hợp lý. Với mức giá chỉ khoảng 3 tỷ đồng cho một căn hộ 3 phòng ngủ ngay trung tâm quận Thanh Xuân, Hà Nội, Viet Duc Complex chính là nơi an cư lý tưởng cho các gia đình.
Nguồn: theleader.vn

Soi tiến độ các dự án dọc đại lộ đẹp nhất TP.HCM


Phucgiahung - Được mệnh danh là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP.HCM, kể từ khi đưa vào hoạt động vào cuối năm 2013, đại lộ Phạm Văn Đồng đã góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, cải thiện hạ tầng đô thị, đồng thời kết nối với các khu vực trung tâm của thành phố như quận 1, quận 2, quận Phú Nhuận, sân bay Tân Sơn Nhất và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chính lợi thế trên đã giúp đại lộ Phạm Văn Đồng trở thành cung đường vàng thu hút nhiều ông lớn địa ốc về đầu tư với nhiều dự án chung cư, nhà cao tầng đã và đang được mọc lên ven đại lộ này.
Vậy những dự án đó là gì và tiến độ xây dựng hiện tại như thế nào, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi những hình ảnh mới nhất được CafeLand TV ghi nhận vào tháng 3/2020.



Nguồn: Cafeland.vn



Người mua nhà trả góp “méo mặt” vì Covid-19

Phucgiahung - Dịch bệnh Covid-19 đang khiến nhiều người gặp khó khăn với cảnh công việc bị ảnh hưởng và thu nhập giảm sút. Với những ai lỡ vay tiền ngân hàng mua nhà trong giai đoạn này thì khó khăn lại càng gấp bội với khoản tiền phải trả nhà băng mỗi tháng.

Biết vậy thì đã không mua

Sau nhiều năm ở nhà thuê, cuối năm 2019, vợ chồng anh Phước (ngụ Thủ Đức) quyết định mua một căn hộ có diện tích 71m2 tại một dự án nằm mặt tiền xa lộ Hà Nội (quận 9) trị giá 2,3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, để mua được căn hộ này, anh chị Phước đã phải vay ngân hàng hơn 1,2 tỉ đồng với thời hạn 15 năm. Mỗi tháng anh chị phải trả khoản tiền cả gốc và lãi khoảng 18 triệu đồng.
Anh Phước cho biết, trước khi mua căn hộ, vợ chồng anh đã tính toán rất kỹ bài toán tài chính. Theo đó, anh quyết định không vay nhiều hơn 50% giá trị căn hộ và số tiền trả lãi gốc hàng tháng cũng không quá 50% thu nhập của anh chị.
Thời điểm đó, thu nhập của cả hai vợ chồng trung bình khoảng 40 triệu mỗi tháng. Có tháng anh Phước nhận việc bên ngoài thêm thì thu nhập lên đến 50 triệu.
Với bài toán tài chính khá “sáng sủa” như vậy, anh Phước yên tâm xuống tiền.
Thế nhưng thời điểm anh Phước nhận nhà đầu năm 2020 cũng là lúc dịch bệnh mang tên Covid-19 xuất hiện. Ban đầu, vợ chồng anh cũng không quá lo lắng vì nghĩ rằng dịch bệnh sẽ không ảnh hưởng gì và sớm được kiểm soát. Nhưng thực tế không như anh nghĩ và mọi kế hoạch trước đó của anh chị bị đảo lộn.
Hiện nay, công việc kỹ sư xây dựng của anh đang bị ảnh hưởng vì các dự án thi công cầm chừng; lãnh đạo công ty cũng đã quyết định giảm 30% lương của nhân viên. Trước đây, buổi tối hay dịp cuối tuần anh tranh thủ nhận tư vấn các bản vẽ công trình nhỏ bên ngoài, nhưng nay nguồn khách hàng này cũng không còn.
Vợ anh Phước là nhân viên của một ngân hàng cũng bị giảm lương. Như vậy, mỗi tháng thu nhập của vợ chồng anh chị giảm đi gần một nửa so với trước đây.
Trước tình hình này, anh Phước đã bàn với vợ hoãn kế hoạch ở nhà mới, tiếp tục kiếp ở thuê với căn phòng trọ 3 triệu đồng mỗi tháng. Căn hộ anh chị đang rao cho thuê lại với giá 9 triệu đồng/tháng nhưng vẫn chưa có người thuê
“Đúng là người tính không bằng trời tính. Nếu biết được tình hình sẽ khó khăn như hiện nay thì tôi đã không mua nhà”, anh Phước than thở.

Giá nhà có giảm?
Trái ngược với hoàn cảnh của anh Phước, anh Hoàng (ngụ quận 2) đang thở phào nhẹ nhõm vì đã không quyết liệt mua nhà thời điểm cuối năm 2019. Lúc đó, anh Hoàng cũng đã dự tính mua căn hộ có giá 1,7 tỉ đồng ở Dĩ An, Bình Dương. Tuy nhiên, do vốn chỉ mới có 700 triệu đồng nên chần chừ chưa mua.
“Cũng may mà chưa mua chứ vay 1 tỉ đồng mua là giờ khổ rồi. Do dịch bệnh nên thu nhập của tôi cũng đã bị cắt giảm khoảng 25% so với trước đây”, anh Hoàng nói.
Anh Hoàng chia sẻ thêm, kế hoạch thay đổi có thể giúp anh mua được căn hộ với giá rẻ hơn trong tương lai. Anh cho rằng, tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài và phức tạp nên tác động đến các lĩnh vực kinh tế là không tránh khỏi. Đối với bất động sản, khó khăn kéo dài thì giá nhà sẽ có xu hướng quay đầu do hiện nay phần lớn người mua là nhà đầu tư, đầu cơ sử dụng đòn bẩy tài chính từ ngân hàng.
 “Giá nhà hiện nay đã lên quá cao, người mua chủ yếu là đầu tư, đầu cơ. Tôi nghĩ nếu khủng hoảng thì sẽ còn khó hơn thời điểm thị trường bất động sản năm 2008 – 2009. Lúc đó giá nhà sẽ trở về với giá trị thật. Và những người có sẵn nguồn tiền sẽ có cơ hội sở hữu căn nhà để ở với mức giá hợp lý hơn”, anh Hoàng phân tích.
Giám đốc một doanh nghiệp phân phối bất động sản ở quận Thủ Đức cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh đối với thị trường bất động sản ngày càng rõ rệt. Lượng giao dịch giảm hẳn so với cùng kỳ năm trước. Trong hoàn cảnh này, các nhà đầu tư thường chọn phương án “đứng im” để theo dõi tình hình chứ chưa đưa ra quyết định.
“Giá nhà có giảm hay không còn tuỳ vào diễn biến của dịch bệnh. Nếu dịch bệnh sớm được kiểm soát thì điều này sẽ không xảy ra. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài, khủng hoảng kinh tế thì áp lực bán tháo là điều dễ hiểu, không riêng gì với bất động sản”, vị giám đốc nói.

Theo giáo sư Đặng Hùng Võ, bất động sản cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế khác đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, chỉ những người thực sự có nhu cầu về nhà ở mới bỏ tiền ra mua bất động sản, còn giới đầu tư thì nhiều khả năng sẽ chưa xuống tiền.
Tuy nhiên, ông Võ cho rằng, ảnh hưởng của dịch bệnh lần này không tạo ra mối nguy hiểm quá lớn cho thị trường bất động sản... Thậm chí, nếu nhìn ở góc độ tích cực, nhiều người sẽ mua được nhà nhờ giá bán có thể được điều chỉnh giảm. Đây cũng là điều có lợi cho thị trường.
Nguồn: Cafeland.vn

Bất động sản vẫn là kênh "trú ẩn" an toàn trong mùa dịch Covid-19

Các chuyên gia cho rằng, khi các kênh đầu tư hạn hẹp và thị trường bị "đóng băng" do ảnh hưởng của dịch bệnh thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và có khả năng sinh lời cao.

Đâu là kênh đầu tư hiệu quả?
Dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, du lịch gần như “đóng băng” khiến nguồn thu sụt giảm trầm trọng, gây tâm lý hoang mang trong giới đầu tư.
Trên thực tế, kênh đầu tư về vàng, ngoại tệ hiện nay cũng khiến không ít nhà đầu tư dè dặt bởi những biến động khó lường của thị trường trong thời gian gần đây. Trong khi đó, thị trường chứng khoán có lẽ là lĩnh vực chịu tác động nhanh nhất của dịch bệnh và nếu nhìn vào những con số cụ thể thì đây cũng là ngành thiệt hại nhiều nhất. Tâm lý lo lắng của nhà đầu tư dẫn đến động thái mua bán thất thường, chủ yếu là bán tháo khi giá cổ phiếu giảm. Hơn nữa, vì ảnh hưởng của dịch bệnh mà doanh nghiệp niêm yết cũng không thể tiếp tục kinh doanh, sản xuất khiến lợi nhuận đi xuống…
Một số quan điểm khác thì cho rằng, với việc ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động trong thời gian gần đây thì việc nhà đầu tư tính phương án gửi tiền tiết kiệm chưa hẳn đã là lựa chọn khôn ngoan. Trong bối cảnh này, việc tìm kiếm kênh đầu tư an toàn, ổn định, hiệu quả trở thành vấn đề bức thiết.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, mặc dù dịch Covid-19 gây ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế, thế nhưng bất động sản là ngành ít chịu tác động trực tiếp từ đại dịch, đồng thời được xem là kênh đầu tư an toàn.
Theo ông Nguyễn Hữu Huy - Giám đốc Phục Hưng Corporation, hiện tại sức mua trên thị trường bất động sản có giảm vì tâm lý nhà đầu tư muốn bảo toàn vốn. Nhưng trên thực tế, so với các ngành nghề kinh doanh khác, việc đầu tư kinh doanh bất động sản nhà ở vẫn luôn là kênh đầu tư ổn định bởi giá bất động sản trong nhiều năm trở lại đây chưa một lần biến động giảm.
Mặt khác, nhu cầu mua giảm sút trong giai đoạn này cũng tạo ra cơ hội để nhà đầu tư thực dụng có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng và đầy đủ tính pháp lý.


Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bất động sản Đông Á.

Ông Cao Tiến Đoan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bất động sản Đông Á cho hay, đầu tư kinh doanh bất động sản thời điểm này là phù hợp, đồng thời cũng là dịp giúp “thanh lọc” thị trường bất động sản.
“Dòng tiền nhàn rỗi của người dân hiện nay rất nhiều bởi các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ… đã bị “đóng băng”, trong khi kinh tế khó khăn kéo theo lãi suất huy động tại các ngân hàng xuống thấp. Việc giảm lãi suất huy động tiền gửi quyết định tới tâm lý của người gửi, thậm chí nhiều người không mặn mà gì với việc đầu tư tiền gửi. Trong khi đó, đầu tư vào vàng, đô-la trong bối cảnh hiện nay cũng chưa thực sự an tâm vì sự "phập phù" của thị trường. Trong bối cảnh này, đầu tư bất động sản được cho là lựa chọn tốt nhất”, ông Đoan cho hay.
Tuy nhiên, theo ông Cao Tiến Đoan, nhà đầu tư nên lựa chọn kinh doanh bất động sản ở những dự án có tính pháp lý đảm bảo để tránh rủi ro, mức độ sinh lời sau này.
“Đầu tư cho bất động sản có hai dòng. Dòng thứ nhất là nhà đầu tư bất động sản đổ tiền vào các dự án chưa đầy đủ về mặt pháp lý, tức chưa đủ điều kiện mở bán. Ví dụ như các dự án trúng đấu giá chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính; các bất động sản trên giấy hoặc “bán lúa non”, dự án "ma". Đầu tư kiểu này rất dễ gặp rủi ro, hay nói cách khác, người ta gọi kiểu đầu tư này là “chìm thuyền trong hầm”. Đầu tư vào các dự án chưa đủ pháp lý cũng khiến nguy cơ mất vốn hiện hữu. Trong khi đó, an ninh xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi các dự án “ma”, lừa đảo.
Kênh thứ hai là đầu tư bất động sản đầy đủ pháp lý. Thực tế, giá bất động sản không xuống mà luôn tăng. Khi đầu tư vào bất động sản đầy đủ pháp lý, uy tín thì nhà đầu tư, giới kinh doanh có thể huy động vốn (cầm cố bất động sản) để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh khác.
Do đó, khi các kênh đầu tư hạn hẹp và bị "đóng băng" do ảnh hưởng của dịch bệnh, bất động sản vẫn là kênh an toàn và có khả năng sinh lời cao.
Các dự án pháp lý bài bản, nhất là có sẵn sổ đỏ, luôn được người dân ưa chuộng hơn cả. Do đó, đối với những doanh nghiệp có quỹ đất sạch, dự án tốt, uy tín, đầy đủ pháp lý thì đây sẽ là  cơ hội của các nhà đầu tư”, ông Đoan nói.
Tháo gỡ pháp lý sẽ khơi thông dòng chảy bất động sản
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh tới hoạt động kinh doanh bất động sản nhà ở bao giờ cũng có độ trễ hơn so với các ngành nghề khác, ngoại trừ bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
“Thực tế ở nhiều địa phương, phân khúc nhà ở với mức giá bình dân hiện nay vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng bởi nó nằm trong kế hoạch tài chính đã được chuẩn bị sẵn trước đó của người mua. Giao dịch nhà ở trong thời điểm này cũng góp phần làm ổn định thị trường, trong khi đó nhu cầu đầu tư tiềm ẩn ở phân khúc này vẫn xuất hiện.
Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài thì kế hoạch mua nhà, đầu tư bất động sản của họ có thể sẽ bị giãn ra để ưu tiên phục vụ cho việc ổn định cuộc sống”, ông Đính cho hay.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Lãnh đạo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, việc ban hành ra những chính sách nhằm đồng hành với doanh nghiệp để vượt qua cơn bão khủng hoảng có thể khiến nguồn cung bất động sản thời gian tới được khơi thông.
“Việc ban hành chính sách rõ ràng và khung pháp lý chặt chẽ cho kinh doanh bất động sản sẽ giúp giải quyết các vấn đề về nguồn cung. Việc này cũng đem lại niềm tin cho các nhà phát triển bất động sản để có thể tiếp cận các dự án theo cách nhanh hơn, tháo gỡ vấn đề về nguồn cung sản phẩm trên thị trường. Mặt khác, khi nguồn cung được tháo gỡ cùng với áp lực kinh tế sau dịch có thể khiến bất động sản giảm giá sẽ là yếu tố giúp người dân tiệm cận tốt hơn với các dự án hợp túi tiền. Đây cũng là cơ hội của nhà đầu tư, đồng thời giúp thị trường có thể hồi phục sớm hơn”, ông Đính nói.
Ông Đính cũng nhận định, việc nhà đầu tư xuống tiền nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình hình dịch: “Thực tế các ngân hàng trong thời gian vừa qua tăng tỷ lệ tiền gửi. Đó là tiền của các nhà đầu tư cắt từ thị trường chứng khoán, thậm chí bán lỗ so với giá trị doanh nghiệp để bảo toàn vốn và xem xét đầu tư những gì có lợi. Nếu đánh giá việc đầu tư bất động sản là an toàn, hiệu quả trong thời điểm này cũng có cơ sở”.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, giao dịch bất động sản trong mùa dịch rõ ràng giảm so với thời điểm trước, tuy nhiên, đầu tư cho bất động sản thời điểm này là bình thường: “Thời điểm này, việc đầu tư hay không phụ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư. Còn theo tôi, việc đầu tư bất động sản trong thời điểm hiện tại là việc bình thường. Tuy nhiên, việc đầu tư và đầu tư như thế nào tùy thuộc vào quan điểm từng người”.
Nguồn: reatimes.vn

Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ

Trong bối cảnh thị trường BĐS đang “thấm đòn” Covid-19, có lẽ ngay ở thời điểm này rất cần những giải pháp tích cực để giúp thị trường hồi phục, phát triển ổn định.


Các chuyên gia, doanh nghiệp đã có những quan điểm, đánh giá, phân tích và đề xuất một số giải pháp cũng như góc nhìn lạc quan khi cho rằng: Ở bối cảnh thị trường BĐS đang “gặp nguy” thì vẫn còn rất nhiều cơ hội cho cả chủ đầu tư lẫn người mua nhà.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: "Nên kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho doanh nghiệp BĐS"
BÐS là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành nghề kinh doanh khác và là một trong những đòn bẩy quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, tháo gỡ cho lĩnh vực này sẽ góp phần lan tỏa rất lớn. Việc cần làm là sớm triển khai nguồn hỗ trợ đến các doanh nghiệp BĐS.
Chủ trương đã có, nhưng công tác triển khai thực hiện chưa tốt sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách. Nhiều đơn vị kinh doanh BÐS đành "nằm im" chịu trận và rất mong ngóng bước đột phá trong chính sách hỗ trợ.
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam
Bên cạnh gói hỗ trợ tổng thể của Chính phủ, Bộ đang tập hợp ý kiến của các bên để đề xuất các giải pháp hỗ trợ riêng cho BÐS. Trong đó, nghiên cứu đề xuất tăng cường, bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội, tương tự như gói 30 nghìn tỷ đồng trước đây; đề xuất ngân hàng chính sách và thương mại được cấp bù lãi suất và khi nhà ở xã hội phát triển, sẽ thúc đẩy các thị trường khác, góp phần duy trì sự ổn định của thị trường BÐS.
Thực tế cho thấy, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức rất to lớn đối với ngành BĐS. Vì thế rất cần thiết, bổ sung DN BĐS thuộc đối tượng xem xét gia hạn nộp thuế của dự thảo Nghị định của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, đề nghị xem xét kéo dài thời gian gia hạn nộp các sắc thuế nêu trên cho DN BĐS 1 năm, thay vì 5 tháng.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam: "Chính Phủ nên dành lối đi riêng cho bất động sản"
Một cách trực quan, bất động sản nằm trong nhóm ngành kinh tế chịu tác động trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19. Trong giai đoạn dịch bệnh và trong bất kỳ giai đoạn nào khác, khó khăn trọng tâm vẫn nằm chủ yếu ở các vấn đề pháp lý và thay đổi về quy mô để thích ứng trong xu hướng dịch chuyển nhanh sang mua sắm trực tuyến. 
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 2.
Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam
"Về bản chất, doanh nghiệp nói chung đặt trọng tâm vào vấn đề lợi nhuận. Song ở giai đoạn dịch Covid-19, doanh nghiệp trong từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác nhau, sẽ có khó khăn riêng và mỗi khó khăn đòi hỏi cách giải quyết phù hợp thay vì đứng trên bình diện chung. Vì vậy, thực tế này đòi hỏi nhu cầu về sự ra đời của các ban tư vấn chính phủ riêng rẽ, nhằm giải quyết cho từng nhóm ngành phù hợp. Đơn cử, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần giải quyết vấn đề về thủ tục, tỷ giá hối đoái, mua bán ngoại tệ; hoặc doanh nghiệp về vận tải công cộng sẽ gặp các vấn đề phát sinh về giá xăng dầu, số lượng khách...
Việc giảm thuế có thể tác động tích cực với các doanh nghiệp có lợi nhuận; nhưng không có tác dụng hiệu quả với doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Biện pháp kích cầu kinh tế chỉ thực sự làm tốt vai trò của nó khi giúp doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng để đóng thuế và duy trì "sức đề kháng". Khi Covid-19 qua đi, dư âm của dịch bệnh và "sức đề kháng" của doanh nghiệp để họ phát triển trở lại mới là những câu chuyện chính.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS Việt Nam, khu vực miền Nam: Doanh nghiệp BĐS nào có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ vượt dịch thành công”
Đây là quãng thời gian để bình tâm, suy nghĩ, lên kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn mọi thứ đang gặp khó khăn như lúc này thì doanh nghiệp nào có kế hoạch trước, có sự chuẩn bị kỹ càng tất cả các yếu tố cần thiết để chạy trước sẽ vượt dịch thành công.
Hiện tại, dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức rất to lớn đối với ngành BĐS, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các DN trong ngành. Qua giai đoạn đại dịch này, thị trường BĐS sẽ có sự sàng lọc mạnh mẽ: Các doanh nghiệp nhỏ không đủ tầm, hoặc chụp giật, lừa đảo, sẽ rời bỏ cuộc chơi. Lúc đó thị trường sẽ dành cho những doanh nghiệp có thương hiệu, có tiềm lực mạnh, có chiến lược dài hạn sẽ phát triển tốt và bền vững.
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 3.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS Việt Nam, khu vực miền Nam
Khi nhiều CĐT dự án tung hàng trong cùng thời điểm sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh để giành thị phần khách hàng. Bao gồm, cạnh tranh về vị trí, về giá, về chiến lược kinh doanh, về thương hiệu…
Còn đối môi giới BĐS: Giai đoạn này nên trau dồi tích lũy kiến thức về BĐS , khi thị trường phục hồi. Nhiều sản phẩm tung ra thị trường cùng thời điểm, chắc chắn khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chon. Vì thế, có thể tạo ra cuộc cạnh tranh giành giật khách hàng hướng về dự án của mình. Cho nên, môi giới BĐS nào chuyên nghiệp hơn, kỹ năng tốt hơn sẽ giành phần thắng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đai Phúc Land: “Cần các gói ưu đãi lãi suất cho người mua nhà trong dài hạn
Trong bất cứ tình huống nào, cả chủ đầu tư phải bình tĩnh và có giải pháp ứng phó. Góc độ khách hàng cũng vậy, cẩn trọng nhưng không quá hoang mang.
BĐS là câu chuyện phát triển dài hạn nên kế hoạch có thể cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp thực tế nhưng không dừng lại mà vẫn phải tiếp tục triển khai
Dịch bệnh chỉ trong ngắn hạn, một vài ba tháng và quay trở lại nhịp sống vốn có nhưng bài toán đầu tư phải tính bằng con số vài năm mới có sản phẩm cho khách hàng. Đó là câu chuyện phát triển bền vững và dài hạn tập trung vào gia trị sản phẩm cho khách hàng.
Trong giai đoạn hiện nay cơ hội đầu tư ngắn hạn không còn do tính thanh khoản giảm, dòng tiền đang lưu thông chậm và giảm mạnh. Đầu tư ngắn hạn thường chỉ mang yếu tố thời điểm khi thị trường sôi động hay có các yếu tố kích hoạt bất ngờ như công bố quy hoạch mới, mở đường hay khởi động các dự án trọng điểm...
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 4.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land
Khi thị trường trầm lắng sẽ sàng lọc mạnh NĐT. NĐT ngắn hạn thường vốn yếu, tỉ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ sớm rời thị trường. Còn lại các NĐT dài hạn, có nguồn lực tốt họ sẽ lựa chọn các sản phẩm tốt và chờ đợi đến khi thị trường khởi sắc trở lại. Họ cũng hướng đến BĐS có khả năng khai thác dòng tiền cho thuê tốt. Đây là thời điểm thuận lợi cho các NĐT dài hạn lựa chọn.
Bài toán khó nhất của thị trường BĐS hiện nay vẫn là sự lệch pha về cung-cầu chưa được tháo gỡ do khủng hoảng pháp lý kéo dài trong khi nhu cầu ở vẫn tăng trưởng mạnh tại các thành phố lớn.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh kéo dài, tác động nặng nề đến các lĩnh vực kinh tế khác nhau với dự báo khoảng 70% doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn trong việc duy trì hoạt động. Doanh thu giảm, thu nhập người lao động giảm sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng, mua sắm giảm.
Muốn kích cầu BĐS trong thời điểm hiện tại, đặc biệt hướng đến đối tượng mua nhà để ở cần các gói ưu đãi lãi suất cho người mua nhà trong dài hạn.
Cần thúc đẩy hướng đến cơ chế chính sách thông thoáng hơn, qua đó tạo động lực cho nền kinh tế hồi phục, niềm tin người dân được củng cố và thị trường BĐS sẽ khởi sắc trở lại.
Dịch bệnh chỉ là ngắn hạn rồi cũng sẽ kiểm soát và vượt qua. Các mục tiêu phát triển trong dài hạn vẫn phải tiếp tục triển khai. BĐS là sân chơi lớn và dài hạn, không chỉ CĐT mà cả NĐT cũng cần nhìn xa, trông rộng và lựa chọn chiến lược phù hợp để đảm bảo hiệu quả và giá trị gia tăng bên vững trong dài hạn.
Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Đông Tây Land: “Bản thân doanh nghiệp luôn cố gắng giữ vững tinh thần cho nhân viên và khách hàng”
Trong lúc lúc khó khăn như này, doanh nghiệp phải cố gắng duy trì hoạt động, chia sẻ khó khăn với nhân viên. Với Đông Tây Land, hiện tại vẫn duy trì đi làm 50% và làm online 50%. Đảm bảo các hoạt động. Vì nghề dịch vụ này, buông ra là không hiệu quả, và khi thị trường tốt lại, khó kêu gọi lại anh em sales và cũng như khó nắm bắt thời cơ.
Bối cảnh này, biết được khó khăn, các doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn vốn để hoạt động 2-3 tháng khi không có doanh thu, sau đó thì mọi việc sẽ ổn định lại.
Ở thời điểm này,nhiều người bán lỗ BĐS nhưng nhiều người cũng canh lúc này để mua được giá tốt, mua được sản phẩm đẹp.
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 5.
Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng giám đốc Đông Tây Land
Bản thân doanh nghiệp phải luôn ở tư thế chủ động,chia sẻ thị trường và những khó khăn cho đội ngũ nhân viên nắm, để cùng hiểu và thông cảm. Tuy nhiên, cũng cần duy trì chia nhóm nhỏ làm tại công ty, hoặc làm online, bán hàng và tư vấn gián tiếp: cellphone, email, MKT online.... nhằm duy trì công việc liên tục cho nhân sự cũng như đảm bảo an toàn.
Dịch vẫn phải phòng, nhưng công việc cũng phải làm. Trong nguy có cơ. Nếu doanh nghiệp nào duy trì được tinh thần làm việc tốt và vẫn đảm bảo kết nối, hoạt động team, đội nhóm tốt, thì khi thị trường quay lại sẽ có nhiều cơ hội phát triển nhất. Đặc biệt, ở bối cảnh này doanh nghiệp phải cố gắng giữ tinh thần cho nhân viên và khách hàng.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam: “Thời điểm này là cơ hội cho những NĐT vững tài chính”
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19. các hoạt động mở bán của doanh nghiệp BĐS đã được lùi lại ngày hoặc tạm hoãn chờ đến khi tình hình dịch bệnh bớt phức tạp hơn. Tuy nhiên “trong cái khó ló cái khôn”, tôi thấy một số doanh nghiệp bao gồm cả chủ đầu tư và đơn vị phân phối đã tận dụng công nghệ để tăng cường quảng cáo tiếp thị, tiếp xúc với khách hàng, kể cả các hoạt động đăng ký mua, đặt chỗ,… bằng rất nhiều các ứng dụng tiện ích. Đây vốn là xu hướng từ cuối năm 2018 và tiếp tục phát triển ở năm 2019. Năm 2020, với nhiều dấu hiệu thách thức, đây cũng là lúc thị trường tự chuyển biến để thích hợp với điều kiện và sự phát triển mới.
Thị trường bất động sản: Trong nguy có cơ - Ảnh 6.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R&D DKRA Vietnam
Dù bị tác động nhưng đối với nhà đầu tư có năng lực về tài chính và không phụ thuộc vào sự lên xuống của thị trường, đây có thể là cơ hội để lựa chọn những dự án đúng với mục tiêu đầu tư của mình, phù hợp các tiêu chí lựa chọn về vị trí, tiến độ pháp lý và xây dựng, uy tín chủ đầu tư, tiềm năng phát triển của khu vực,… và đặc biệt là mức giá.
Tôi tin rằng chỉ trong thời gian ngắn nữa, tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt và nhanh chóng hết dịch. Khi đó, các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thương, du lịch, đặc biệt là cả thị trường bất động sản cũng sẽ hoạt động tích cực và sôi động trở lại để bù đắp cho một khoảng thời gian bị nén.

Không lập quy trình bảo trì chung cư, chủ đầu tư bị cưỡng chế

Đưa vào sử dụng hơn chục năm nay nhưng cư dân sống tại chung cư The Ruby Land vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền căn hộ. Mới đây, chủ đầu tư còn bị cưỡng chế vì không lập quy trình bảo trì chung cư. 

Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM vừa ban hành Quyết định số 254/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty CP Tân Hoàng Thắng (Công ty Tân Hoàng Thắng), trụ sở tại quận Tân Bình.

Công ty Tân Hoàng Thắng là chủ đầu tư chung cư Tân Hồng Ngọc (The Ruby Land), địa chỉ số 4 Lê Quát, phường Tân Thới Hoà, quận Tân Phú. Chung cư này được đưa vào sử dụng từ năm 2009 nhưng đến nay cư dân vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền nhà ở.

Quyết định cưỡng chế của Thanh tra Sở Xây dựng nêu rõ, Công ty Tân Hoàng Thắng đã có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở…
Không lập quy trình bảo trì chung cư, chủ đầu tư bị cưỡng chế
Chung cư The Ruby Land đưa vào sử dụng hơn chục năm nay nhưng cư dân vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền căn hộ. 
Hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra là Công ty Tân Hoàng Thắng không tổ chức lập quy trình bảo trì công trình xây dựng hoặc không thực hiện bảo trì công trình tại chung cư The Ruby Land đúng theo quy trình được duyệt.

Thanh tra Sở Xây dựng yêu cầu Công ty Tân Hoàng Thắng buộc phải lập quy trình bảo trì công trình xây dựng tại chung cư The Ruby Land, mọi chi phí do doanh nghiệp chi trả. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, nếu Công ty Tân Hoàng Thắng không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Tìm hiểu của PV VietNamNet, chung cư The Ruby Land hiện có 280 căn hộ với hơn 1.000 nhân khẩu. Chung cư được bàn giao và đưa vào sử dụng hơn 10 năm nay, thế nhưng cư dân vẫn chưa được cấp giấy chủ quyền căn hộ. Nguyên nhân vì chủ đầu tư, tức Công ty Tân Hoàng Thắng, mang chung cư này thế chấp cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Quyền sử dụng đất và chung cư The Ruby Land là tài sản đảm bảo cho khoản vay 247 tỷ đồng của Công ty Tân Hoàng Thắng, giai đoạn 2009 – 2010. Đến tháng 5/2016, nếu tính cả gốc và lãi, doanh nghiệp này nợ ngân hàng hơn 325 tỷ đồng.

Quá trình quản lý vận hành chung cư The Ruby Land, Công ty Tân Hoàng Thằng từng bị Thanh tra Sở Xây dựng kết luận có nhiều sai phạm và có tình trạng xây dựng không phép trong khuôn viên chung cư.
Phương Anh Linh

Bắt mạch bất động sản giữa đại dịch, nhà đầu tư ‘bẻ lái’ dòng tiền

Do tác động của Covid-19 nhiều áp lực, thách thức khiến thị trường bất động sản giảm tốc nhưng chuyên gia cũng cho rằng bất động sản vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế.
Nhận diện áp lực, thách thức
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ Chính phủ và các bộ ngành liên quan đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản (BĐS) ứng phó và vượt qua khó khăn trước thách thức của đại dịch Covid-19. Trong đó, HoREA chỉ ra nhiều áp lực và thách thức khiến thị trường giảm tốc mà các doanh nghiệp bất động sản đã và đang phải đối mặt trong năm nay.
Theo hiệp hội, dịch bệnh làm gián đoạn, đảo lộn các mặt hoạt động của doanh nghiệp BĐS nhất là công tác tiếp thị quảng bá sản phẩm và bán hàng đều là những khâu rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Bắt mạch bất động sản giữa đại dịch, nhà đầu tư ‘bẻ lái’ dòng tiền
Nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, nCoV đang làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận, thậm chí có thể khiến nhiều doanh nghiệp bị mất thanh khoản về dòng tiền khi tồn kho tăng cao và nợ đọng lớn dần.
Dịch làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí vốn và lãi vay kéo theo nguy cơ các khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu. Chi phí quản lý doanh nghiệp vì vậy cũng bị tăng cao so với doanh thu và lợi nhuận. Các doanh nghiệp BĐS có quy mô càng lớn và càng nhiều lao động sẽ càng gặp nhiều khó khăn làm tăng khả năng doanh nghiệp bị nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương người lao động.
Cũng theo HoREA, dịch bệnh làm tăng nguy cơ thua lỗ, phá sản cho các doanh nghiệp BĐS.
Có thể thấy, thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay thêm ảnh hưởng của dịch bệnh lại rơi vào tình thế khó chồng khó. Trước nguy cơ phá sản lớn dần, các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS cần nỗ lực gấp đôi gấp ba để cầm cự và vượt qua giai đoạn cực kỳ khó khăn này.
Đứng trước những khó khăn trên, theo đánh giá của HoREA, tất cả doanh nghiệp BĐS đều bị tác động rõ rệt khi dịch bệnh xuất hiện trong những tháng đầu năm 2020 và nhiều khả năng tiếp tục kéo dài thời gian tới. Các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị bán hàng trên thị trường BĐS đa phần đều bị hủy bỏ hoặc hạn chế.
Vẫn là kênh cất giữ tài sản an toàn
Nhận định về thị trường, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho rằng, dù có nhiều khó khăn thách thức BĐS vẫn được coi là một trong những kênh cất giữ tài sản tương đối an toàn trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, nhất là phân khúc thị trường nhà ở có giá vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu thực, vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo và phát triển bền vững.
Theo ông Châu, như thực tiễn đã chứng minh qua các cuộc khủng hoảng đóng băng của thị trường bất động sản các năm 2008, 2011, để củng cố niềm tin và tìm kiếm các giải pháp ứng phó hiệu quả trước những tác động rất nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Về từng phân khúc trên thị trường, Chủ tịch HoREA đánh giá, thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị trả lại.
Cùng đánh giá trên, trong báo cáo tác động của dịch Covid-19, công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho rằng ngành bất động sản nghỉ dưỡng chịu nhiều tác động tiêu cực hơn so với các phân khúc còn lại.
Bắt mạch bất động sản giữa đại dịch, nhà đầu tư ‘bẻ lái’ dòng tiền
Cơ hội thanh lọc thị trường, doanh nghiệp thực hiện “tái cấu trúc doanh nghiệp”, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực…
“Dịch vụ du lịch và lưu trú bị ảnh hưởng trực tiếp, sẽ gián tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel trong ngắn hạn đến nhu cầu cho thuê bất động sản du lịch và condotel, đặc biệt trong đó các tỉnh Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận - Ninh Thuận, Hạ Long” - báo cáo cho hay.
Các nhà phân tích của BSC cho rằng các doanh nghiệp triển khai nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng trong ngắn hạn sẽ càng khó khăn hơn trong việc mở bán dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thu tiền so với kế hoạch mở bán trước đó.
Còn đối với ngành BĐS thương mại, trong đó đặc biệt phân khúc trung cấp, bình dân, theo BSC, sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch nCoV do nhu cầu thực mua nhà để ở và sinh sống là trong dài hạn.
Tuy nhiên, đơn vị này cũng lưu ý về ảnh hưởng của dòng tiền nước ngoài đối với phân khúc sang trọng và cao cấp.
“Đây là phân khúc có mức độ tăng giá “khá nóng” trong vài năm gần đây. Mặc dù vậy, mức độ ảnh hưởng theo hướng tiêu cực tương đối thấp do tỷ lệ tối đa cho người nước ngoài sở hữu căn hộ chỉ ở mức 30% và nguồn cung trong năm 2020 vẫn còn khá hạn chế do các vấn đề liên quan thủ tục phê duyệt pháp lý dự án” – BSC đánh giá.
Đề xuất gói hỗ trợ
Trước thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực BĐS, vừa qua Chính phủ đã có nhiều động thái tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Mới đây nhất, Bộ Tài chính cũng đã có quyết định gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, Bộ cũng đề xuất tăng gói hỗ trợ cho Covid-19 từ 30.000 tỷ lên 80.000 tỷ đồng… Đây được xem là liều thuốc cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh cho thấy sự ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với nền kinh tế và cả BĐS.
Để giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời, trong văn bản đề xuất kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, HoREA kiến nghị Chính phủ bổ sung doanh nghiệp bất động sản là đối tượng được xem xét gia hạn 5 tháng với tiền thuế giá trị gia tăng trong các tháng 3, 4, 5, 6/2020. Hiệp hội cho rằng Chính phủ cũng cần chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho phép doanh nghiệp được gia hạn 5 tháng tiền nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 3 đến tháng 6/2020, trong đó có ngành bất động sản.
Về hoạt động tín dụng, HoREA đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho giãn tiến độ trả nợ vay và không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Chính phủ đẩy mạnh tháo gỡ các vướng mắc về quy trình hành chính thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở để tạo điều kiện cho thị trường BĐS giải phóng lượng hàng tồn kho và có cơ hội phục hồi.
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, Bộ đang nghiên cứu đề xuất tăng cường bổ sung thêm vốn cho nhà ở xã hội. Nó giống như gói 30.000 tỷ đồng trước đây. Bởi hiện vốn theo luật, nghị định còn dành ít cho nhà ở xã hội. Bộ sẽ đề xuất Ngân hàng chính sách và thương mại được cấp bù lãi suất. Khi nhà ở xã hội phát triển sẽ thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng, nhân công, nội thất và kéo theo nhiều ngành nghề khác liên quan
Đánh giá từ thực tế hiện nay, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho rằng, nhìn nhận một cách tích cực thì đây lại chính là cơ hội để thanh lọc thị trường; là giai đoạn thích hợp để các doanh nghiệp thực hiện “tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Đồng thời, tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng.
“Các doanh nghiệp cũng có thể linh động chuyển đổi sang các hình thức hoạt động phù hợp, chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, kinh doanh online vào lĩnh vực BĐS. Như hoạt động bán hàng có thể chuyển sang hình thức online, vừa tránh được lây lan dịch bệnh, vừa bảo đảm cho khách hàng có thể yên tâm giao dịch an toàn. Về mặt tích cực, đây có thể xem như một cuộc sàng lọc giúp thị trường nhà đất trở nên "khỏe mạnh", giữ lại những doanh nghiệp có đủ thực lực” – ông Châu nói.
Nhật Minh

tin-tuc